Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân

09:37, 31/01/2019

BHG - Năm 2018 là năm thực hiện đánh giá giữa nhiệm kỳ và xây dựng Kế hoạch thực hiện về đích trước một năm các chỉ tiêu nông, lâm nghiệp (NLN) trong năm 2019 theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, ngành Nông nghiệp tỉnh ta đang từng bước tạo ra những đột phá, chuyển hướng sản xuất từ chiều rộng sang chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; đổi mới cách giao chỉ tiêu kế hoạch để tạo sự chủ động cho các huyện, với mục tiêu cốt lõi là nâng cao giá trị thu hoạch/ha cây trồng hàng năm; nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, cuối cùng là nâng cao thu nhập cho người dân.

Người dân xã Ma Lé, Đồng Văn chăm sóc, bảo vệ đàn bò Vàng trong mùa Đông.
Người dân xã Ma Lé, Đồng Văn chăm sóc, bảo vệ đàn bò Vàng trong mùa Đông.

Đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Với sự theo dõi sát, nhận định đúng về diễn biến thời tiết bất thường trong năm, ngành NN&PTNT tích cực tham mưu cho tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, các huyện, thành phố chủ động phòng tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Hướng dẫn khung thời vụ, cơ cấu các giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu để các huyện chủ động trong sản xuất; kịp thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp; tăng cường xuống cơ sở kiểm tra sản xuất, bám nắm địa bàn để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về nông nghiệp, nông thôn; duy trì giao ban chính sách để kịp thời chỉ đạo các ngành vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho cơ sở; chỉ đạo làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống đói rét cho đàn gia súc; phòng, chống cháy rừng; củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn và chỉ đạo kịp thời để khôi phục sản xuất, ổn định đời sống của người dân ở các địa bàn bị ảnh hưởng của thiên tai…”.

Phát triển cây dược liệu tại xã Quyết Tiến, Quản Bạ.
Phát triển cây dược liệu tại xã Quyết Tiến, Quản Bạ.

Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, giai đoạn 2016 - 2020, năm 2018 tỉnh đã tập trung đẩy mạnh phát triển cam, chè theo hướng an toàn VietGAP và tập trung phát triển các trang trại, gia trại chăn nuôi trâu, bò và đàn ong mật Bạc hà tại 4 huyện Cao nguyên đá. Đến nay, ngành Nông nghiệp đang hướng đến nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng an toàn và không ngừng nâng cao giá trị. Tổng sản lượng lương thực cả năm 2018 đạt 405.204,5 tấn, tăng 1,9% so với năm 2017. Cục Thống kê phối hợp với Sở NN&PTNT tính toán giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân/ha đất trồng cây hàng năm ước đạt 44,03 triệu đồng/ha, tăng 0,76 triệu đồng so với năm 2017. Tỷ trọng chăn nuôi, giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp đạt trên 30%, tăng 1,81%.

Trong năm 2018 tổng diện tích cam được cấp chứng nhận VietGAP trên 3.000ha; sản lượng cam niên vụ 2018 - 2019 ước thu được khoảng 63.642 tấn. Toàn tỉnh thành lập được 69 Tổ sản xuất, HTX sản xuất cam VietGAP tại mỗi vùng chứng nhận; phát huy chỉ dẫn địa lý, đồng thời quản lý sản phẩm theo tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên thị trường.

Lũy kế diện tích chè hiện có ước đạt 20.959ha, diện tích cho sản phẩm 18.876ha; năng suất ước đạt 38,86 tạ/ha; sản lượng ước đạt 73.362 tấn. Trong đó diện tích được cấp chứng nhận GAP là 7.153ha, chiếm 37,9% diện tích thu hoạch. Giá bán sản phẩm chè GAP cao hơn từ 2 lần so với sản xuất thông thường.

Về phát triển gia trại rau hoa ứng dụng công nghệ mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 – 2020, UBND tỉnh giao cho ngành Nông nghiệp chủ trì phối hợp với các huyện, thành phố triển khai chương trình phát triển rau hoa. Đến nay đã hình thành liên kết sản xuất rau an toàn theo chuỗi giá trị VSATTP với Công ty TNHH Côn Hà (thành phố Hà Giang); các HTX, Tổ hợp tác tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình và Quản Bạ sản xuất rau an toàn, đảm bảo cho người tiêu dùng trong huyện. Sơ bộ hiệu quả kinh tế thu nhập của người sản xuất rau cao hơn trồng lúa từ 2 – 2,5 lần, tương đương  60 - 80 triệu/ha. Cùng với đó, các huyện còn thực hiện trồng mới được 867,09 ha cây các loại dược liệu chủ yếu là cây Nghệ, Actiso; Đương quy; Thảo quả; Lan Kim tuyến; Đẳng Sâm, Tam thất rừng...

Từ những kết quả sau 3 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, đến nay hầu hết những lĩnh vực thế mạnh, được xác định tập trung nội lực, ngoại lực để trở thành hàng hóa đều đạt được kết quả khả quan. Nhưng thực tế cho thấy việc tái cơ cấu là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế trên cơ sở xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên quan. 

Năm 2019 là năm “nước rút” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020, tiếp tục bám sát vào các chỉ tiêu Nghị quyết; Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp cụ thể hóa để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2019 với quan điểm “Quyết liệt, thay đổi tư duy chỉ đạo sản xuất chuyển biến mạnh mẽ từ chiều rộng sang chiều sâu, lấy giá trị gia tăng làm thước đo sản xuất; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững”, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành NLN và thủy sản. Ổn định diện tích cây lương thực để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn toàn tỉnh. Tập trung đầu tư, phát triển các cây con theo đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp như: Cam, chè, dược liệu; trâu, bò, ong và các sản phẩm đặc hữu theo chuỗi giá trị, nhằm tạo ra giá trị gia tăng. Quyết liệt khơi thông nguồn vốn tín dụng, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua chính sách của HĐND tỉnh. Đồng thời nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống, chất lượng cuộc sống, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng cao, vùng sâu vùng xa, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn…

Phi Anh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xuân về xã Nông thôn mới Quản Bạ

BHG - Vào những ngày giáp Tết, về xã Nông thôn mới (NTM) Quản Bạ, huyện Quản Bạ, ngoài sắc xuân của đất trời, chúng tôi còn cảm nhận được không khí đón Tết Kỷ Hợi của người dân nơi đây như sớm hơn, rộn ràng, vui tươi hơn. Bởi, đây là mùa Xuân đầu tiên người dân xã Quản Bạ đón Tết trong niềm hân hoan về đích NTM. Đường vào làng, bản ở xã Quản Bạ đã bê-tông hóa phẳng phiu...

30/01/2019
Trồng rau, quả công nghệ cao; chăn nuôi gia súc, gia cầm sạch Hướng đi mới của HTX Tân Tiến

BHG - Dù mới chính thức hoạt động hơn 2 tháng, xong Hợp tác xã (HTX) Trồng rau, quả công nghệ cao; chăn nuôi gia súc, gia cầm sạch Tân Tiến, thôn Minh Tâm, xã Quang Minh (Bắc Quang) đang dần khẳng định sự nhạy bén, đi theo hướng sản xuất an toàn để tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Những năm trước đây, người dân thôn Minh Tâm chỉ quen với việc chăn nuôi, trồng trọt theo kinh nghiệm truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, tự phát...

30/01/2019
Trao "cần câu", tạo sức bật để người dân thoát nghèo

BHG - Tạo sức bật để người dân thoát nghèo, đó chính là ý nghĩa của Dự án Nhân rộng mô hình giảm nghèo được triển khai tại tỉnh ta trong những năm qua. Dựa trên những điều kiện và nhu cầu của địa phương, huyện bắc Mê đã chọn  Mô hình "Chăn nuôi bò sinh sản có thu hồi" để thực hiện dự án.Đối tượng được lựa chọn của dự án là những gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; ưu tiên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số và phụ nữ nghèo tại các xã có nhu cầu,

30/01/2019
Quản Bạ phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

BHG - Xác định phát triển chăn nuôi là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện, những năm gần đây, người dân huyện Quản Bạ đã đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại mang lại hiệu quả cao. Ngoài việc đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đến xã Thanh Vân trong tiết trời buốt giá của mùa Đông, các hộ dân đang tất bật tích trữ thức ăn cho đàn gia súc, nhà nào cũng đầy rơm, rạ và cỏ... 

30/01/2019