Quản Bạ phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

11:16, 30/01/2019

BHG - Xác định phát triển chăn nuôi là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện, những năm gần đây, người dân huyện Quản Bạ đã đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại mang lại hiệu quả cao. Ngoài việc đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Đàn gà xương đen của gia đình anh Trương Văn Quynh, thôn Phín Ủng, xã Nghĩa Thuận.
Đàn gà xương đen của gia đình anh Trương Văn Quynh, thôn Phín Ủng, xã Nghĩa Thuận.

Đến xã Thanh Vân trong tiết trời buốt giá của mùa Đông, các hộ dân đang tất bật tích trữ thức ăn cho đàn gia súc, nhà nào cũng đầy rơm, rạ và cỏ... Đồng chí Lục Giang Bằng, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Vân, cho biết: Hiện, toàn xã có trên có trên 2 nghìn con trâu, bò; gần 5 nghìn con lợn; trên 21 nghìn con gia cầm; đàn ong mật có trên 600 tổ... Toàn xã có trên 15 hộ chăn nuôi bò từ 5 - 15 con và nhiều hộ chăn nuôi gia cầm, lợn với quy mô nhỏ lẻ. Anh Dương Xuân Hùng, thôn Lùng Cán, xã Thanh Vân, là một trong những hộ có thu nhập khá từ mô hình nuôi bò sinh sản kết hợp hàng hóa. Anh Hùng cho biết: Để đàn bò sinh ra có được vóc dáng cao to, khỏe mạnh; gia đình đã áp dụng thụ tinh nhân tạo cho đàn bò, vỗ béo bằng các thức ăn như: Cỏ tươi, bỗng rượu và bột ngô, không có tăng trọng trong khẩu phần ăn và thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Hiện, trong chuồng gia đình thường xuyên duy trì từ 10 - 15 con, mỗi năm, trừ chi các khoản chi phí, gia đình anh thu nhập trên 100 triệu đồng từ nuôi bò, chưa kể gia đình anh còn nuôi nhiều lợn thịt và ngan thịt.

Theo thống kê, hiện tổng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện trên 22,4 nghìn con, đàn dê gần 5 nghìn con, đàn ngựa trên 600 con, đàn gia cầm trên 228 nghìn con; đàn ong mật gần 4 nghìn tổ, diện tích nuôi trồng thủy sản trên 55 ha, tổng diện tích trồng cỏ trên 3 nghìn ha... Hiện, toàn huyện có 1 trang trại, 18 gia trại chăn nuôi hàng hóa và có trên 200 mô hình phát triển kinh tế hộ đạt hiệu quả cao, cần được nhân rộng. Hầu hết các trang trại, gia trại trên địa bàn đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ và tiến bộ KHKT vào chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là gia trại tổng hợp nuôi gà xương đen, lợn đen của gia đình anh Trương Văn Quynh, thôn Phín Ủng, xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ). Anh Quynh chia sẻ: Hiện, gia đình đang duy trì chăn nuôi trên 1 nghìn con gà xương đen và từ 50 - 70 con lợn đen. Trong quá trình chăn nuôi, anh luôn tuân thủ các quy trình về phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ... Vì vậy, đàn gà đen và đàn lợn của gia đình phát triển khỏe mạnh và đồng đều. Gia đình xác định áp dụng KHKT vào chăn nuôi, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và chất lượng là tiêu chí hàng đầu. Đến nay, sản phẩm gà xương đen của gia đình anh Quynh được nhiều thương lái, khách hàng từ Sài Gòn, Thanh Hóa, Hà Nội và trên địa bàn tỉnh biết đến và có liên kết đầu ra ổn định. Bình quân mỗi năm, trừ các khoản chi phí, gia đình anh thu nhập trên 100 triệu đồng từ mô hình nuôi gà xương đen. 

Đồng chí Phạm Ngọc Pha - Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Quản Bạ, cho biết: Để đưa ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, Phòng đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân chuyển từ tập quán chăn thả tự do sang chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, chủ động nguồn thức ăn, kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh, chú trọng cải tạo giống. Hình thành những mô hình chăn nuôi tập trung, tách khỏi khu dân cư nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện trong phát triển chăn nuôi, nhất là tập trung hỗ trợ về vốn vay, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân; vận động các hộ nuôi tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã để thuận lợi hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư phát triển; duy trì và phát triển chợ gia súc tại các xã Đông Hà, Cao Mã Pờ, Nghĩa Thuận; phát triển ngành chăn nuôi theo hướng an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào địa phương để phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết, góp phần tạo việc làm cho người dân, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm ổn định.

Bài, ảnh: Vương Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành công bước đầu của Hợp tác xã Tấn Đạt

BHG - Sau gần 1 năm thành lập, Hợp tác xã (HTX) Tấn Đạt, tổ 3, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã hoạt động ổn định với các ngành, nghề chính: Chăn nuôi, nhân giống chim cảnh; trồng trọt; thương mại, dịch vụ nông nghiệp; sản xuất giống thủy sản… Bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, phát huy nội lực, tiềm năng, từng bước xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Ngay từ những ngày mới thành lập (tháng 3.2018) với 8 thành viên và 3 lao động, HTX Tấn Đạt đã tập trung vào ngành nghề mới...

30/01/2019
Chọn vật liệu làm chuồng để chống rét cho gia súc

BHG - Các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, năm nào cũng có vài đợt rét đậm, rét hại xảy ra trong khoảng từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau. Các loài vật nuôi được thuần hóa lâu đời đã làm mất đi tính hoang dã và khả năng chịu rét kém; mặt khác, trong điều kiện được con người chăm sóc, nuôi dưỡng thì nó sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào con người, vì khi gặp rét nó không thể tự đi tìm thức ăn hoặc trú ngụ vào các hang để chống rét. Do vậy, khi mới bước vào mùa Đông, chính quyền các cấp và bà con nông dân đã chủ động phòng

30/01/2019
Cần phát huy tiềm năng vùng chè Shan tuyết Bản Péo

BHG - Với 113 ha chè Shan tuyết cổ thụ, xã Bản Péo là vùng nguyên liệu chè hữu cơ lớn của huyện Hoàng Su Phì, nhưng hiện nay, bà con nơi đây vẫn chưa tận dụng hết được tiềm năng, thế mạnh của loại cây đặc sản này để vươn lên làm giàu. Cùng cán bộ xã đi thăm đồi chè của anh Giàng Seo Vàng, thôn Nặm Dịch; tận mắt nhìn những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi vẫn tươi tốt dưới đại ngàn, mới thấy hứng thú cho người yêu thích chè. 

30/01/2019
Mặt trận Tổ quốc Hoàng Su Phì tích cực vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

BHG - Huyện Hoàng Su Phì có 25 xã, thị trấn, trong đó có 4 xã biên giới là: Pố Lồ, Thèn Chu Phìn, Thàng Tín và Bản Máy; kinh tế chủ yếu là sản xuất nông – lâm nghiệp nên nhu cầu giao lưu, trao đổi và mua bán hàng hóa của người dân trên địa bàn rất lớn... Vì vậy, trong những năm qua, việc triển khai Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" ngày càng trở nên cấp thiết, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng trên địa bàn.

 

29/01/2019