Thương mại điện tử cần một định chế trung gian

07:02, 22/09/2014

Ở Việt Nam , dù các cơ chế thanh toán trung gian trong thương mại điện tử đã có từ lâu nhưng cho đến nay, mối quan hệ này vẫn loay hoay chờ đợi nhau kiểu con gà – quả trứng.


Một trong những bí quyết để tạo nên sự thành công của “đế chế”Alibabađó là họ đã tạo được một cơ chế thanh toán trung gian tiện lợi và thu hút được các ngân hàng tham gia chặt chẽ vào cơ chế đó.

Hình thức thanh toán trung gian được người tiêu dùng biết đến dưới cái tên “ví điện tử”. Thay vì chuyển tiền trực tiếp cho người bán, người mua sẽ chuyển tiền đến “ví điện tử”, sau khi xác nhận đơn hàng được chuyển đến ví điện tử, người bán mới nhận được tiền. Hình thức này đảm bảo an toàn cho cả người bán lẫn người mua.

Trên thế giới, hình thức này rất phổ biến nhưng ở Việt Nam, thanh toán qua trung gian chỉ chiếm chưa đến 10% giao dịch dù đã đi vào hoạt động được hơn 5 năm. Hiện tại cũng chỉ có một số ít ví điện tử đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thí điểm như Ngân lượng, Payoo, VinaPay, Mobivi…

Thế nên, gọi là thương mại điện tử nhưng theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), có đến 74% giao dịch lại là thanh toán trực tiếp bằngtiền mặt.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Giám đốc công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam cho rằng, muốn phát triển thanh toán trung gian an toàn thì rất cần đến hành lang pháp lý chặt chẽ và sự chung tay của các ngân hàng:

Ông Nguyễn Ngọc Điệp nói: “Chúng tôi muốn đăng ký giấy phép hoạt động của ví điện tử nhưng hai, ba năm nay, Việt Nam vẫn chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho ví điện tử hoạt động. Nếu không có hành lang pháp lý chặt chẽ của Nhà nước đứng ra thừa nhận và cấp phép cho các công ty hoạt động, không có công ty nào có đủ khả năng tạo uy tín cho người tiêu dùng để họ có thể yên tâm chuyển tiền o­nline được”.

Người làm thương mại điện tử mong muốn sự hỗ trợ tốt hơn từ ngân hàng và hành lang pháp lý của Nhà nước trong khi phía ngân hàng cho rằng vẫn thiếu những cơ chế trung gian thanh toán đủ mạnh để lấy được lòng tin của khách hàng và sự hợp tác từ phía các ngân hàng.

Ông Vũ Đức Minh Hiếu, Giám đốc Khối bán lẻ (Ngân hàng TMCP Đại Dương) cho biết: “Khi trung gian thanh toán đó xây dựng được một tập khách hàng thường xuyên và hiệu quả và chứng minh được sự bảo mật của mình, tôi tin chắc các ngân hàng sẽ có nhu cầu và mong muốn kết hợp trực tiếp với các trung gian thanh toán đó”.

Ông Trần Công Quỳnh Lân, Trung tâm Công nghệ thông tin (Ngân hàng Vietinbank) nói: “Để các ngân hàng làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ nhỏ lẻ khác nhau rất khó. Phải có một nhân tố nào đó chiếm lĩnh trên thị trường và tạo ra các hệ sinh thái để các ngân hàng có thể phối hợp có thể tạo ra các trung gian thanh toán thông qua các nhân tố đấy”.


vtv.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học
HGĐT - 1. Chuẩn bị điều kiện nuôiTrước khi đem gà về nuôi cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất, kỹ thuật như:- Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
29/08/2014
Hội thảo khoa học về hợp tác phát triển khoa học – công nghệ 5 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc
HGĐT- Sáng 29.8, Sở Khoa học - Công nghệ (KHCN) tỉnh đăng cai tổ chức Hội thảo Khoa học về hợp tác phát triển KHCN 5 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc lần thứ 6, năm 2014. Dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KHCN tỉnh; đại diện Bộ KHCN; lãnh đạo Sở KHCN 5 tỉnh: Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Hà
29/08/2014
Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền khoa học và công nghệ
HGĐT- Trong các giải pháp của Chiến lược phát triển Khoa học – Công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2011-2020khẳng định: Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp về chủ trương, chính sách, pháp luật, vai trò, động lực then chốt của KH&CN đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nướcnhằm nâng cao tinh thần tự
27/08/2014
Việt Nam đạt tên miền tiếng Việt thứ 1 triệu
Ngày 25/8, tại Hà Nội, Trung tâm Internet Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ công bố và chào mừng tên miền tiếng Việt có dấu thứ 1 triệu. Qua đó, Việt Nam đã trở thành quốc gia cấp phát tên miền đa ngữ nhiều nhất thế giới.
26/08/2014