Cháng Thừa Lù làm giàu từ mô hình kinh tế vườn

16:13, 25/09/2009

HGĐT- Theo sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Quản Bạ, chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế vườn của anh Cháng Thừa Lù, một gương sáng điển hình của xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ trong việc vươn lên thoát nghèo.


 

 Cháng Thừa Lù bên vườn chanh trĩu quả


Dám nghĩ dám làm

Mới 26 tuổi, chàng trai dân tộc Nùng - Cháng Thừa Lù đã có trong tay hơn 3 ha cây ăn trái chanh, hồng, quýt... trĩu quả; 2 hồ rộng nuôi thả cá, tất cả báo hiệu một mùa vụ bội thu, khiến chúng tôi thầm khâm phục. Khẳng định mô hình kinh tế của mình rất hiệu quả, anh Lù cho biết: Mỗi năm trừ tất cả chi phí tôi cũng thu được bình quân từ 40 - 50 triệu đồng từ cây ăn quả, nuôi o­ng và thuỷ sản, tuy nhiên nhiều vụ mùa gần đây tôi thu được nhiều tiền hơn khi trực tiếp đưa sản phẩm của mình xuống chợ huyện...

 

Nhìn từ thực tế kinh tế nông thôn, tại nhiều xã vùng cao huyện Quản Bạ, nông dân phát triển kinh tế còn chậm, nguồn thu chủ yếu dựa vào nương, rẫy, làm công... do vậy cuộc sống chỉ đủ tự cung tự cấp, chứ ai đã nghĩ tới làm giàu, Nhưng với Cháng Thừa Lù lại hoàn toàn khác, anh tâm sự: “Nếu bình thường mình làm hôm nay lại lo bữa mai, con cái sẽ không được đi học, không biếtchữ thì khổ lắm, nên phải làm kinh tế thôi ”. Nghĩ là bắt tay vào việc, anh cùng vợ khai khẩn được gần 3 ha đất đồi và nương trồng lúa. Khu đất cao, dốc, Cháng Thừa Lù trồng giống hồng không hạt, xen kẽ trồng chanh và thử nghiệm nuôi o­ng tự nhiên lấy mật, còn lại số nương lúa đã khai khẩn được anh bàn với vợ để 1/2 diện tích để trồng lúa còn lại là nuôi cá thịt để bán... Với phương châm kinh tế “ lấy ngắn nuôi dài” anh nuôi thêm trâu, lợn, gia cầm vừa tăng gia sản xuất, ổn định sinh hoạt gia đình lại có tiền đầu tư cho vườn cây trái của mình trên khu đồi cao. Bắt đầu mô hình kinh tế vườn kết hợp nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2003, những khó khăn đối với Cháng Thừa Lù khi làm kinh tế không phải là ít: Không có tiền đầu tư ban đầu về giống cây trồng, đường sá đi lại khó khăn, rồi dịch bệnh xuất hiện trên cây quả khiến cuộc sống gia đình nhiều lúc lao đao. Tuy vậy trong “cái khó mới ló cái khôn”, nhờ biết dựa vào sức người, bàn tay lao động cần cù sáng tạo, Cháng Thừa Lù dần ổn định kinh tế, cuộc sống gia đình ngày một khấm khá... và cho tới nay, nhìn vào mức thu nhập của anh, đồng bào thôn Thanh Long, xã Thanh Vân luôn khâm phục, gọi anh với cái tên đầy tin cậy “ông chủ nhỏ”...

 

Sáng tạo từ một mô hình kinh tế

Sau 5 năm làm kinh tế vườn kết hợp cho tới nay, gia đình anh đã có thu nhập ổn định, Cháng Thừa Lù phân tích: Hiện nay cả khu đồi có khoảng 1.000 gốc chanh, 600 cây hồng không hạt, kết hợp nuôi 50 tảng o­ng mật tự nhiên tất cả đã cho thu hoạch; dưới nương lúa và hồ cá được kè toàn bộ bằng đá có lối thông lên ruộng lúa để nuôi cá tự nhiên, như vậy với giá thành như hiện nay: Chanh 10.000đ/kg, Hồng 13.000kg, mật o­ng 100.000/lít... thì các sản phẩm từ mô hình kinh tế của tôi trong năm nay có thể đạt tới hơn 50 triệu đồng.

 

Sự sáng tạo của Cháng Thừa Lù thể hiện ở chỗ anh biết kết hợp, xen canh giữa các loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày; dựa vào hoa rừng và hoa trong vườn để nuôi o­ng tự nhiên lấy mật; kết hợp giữa ruộng nương và hồ cá để vừa có nước tưới tiêu cho lúa, cho cây trái... Sự sáng tạo bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên, cộng với sự cần cù, siêng năng của bản thân, mô hình kinh tế vườn kết hợp của Cháng Thừa Lù sẽ là một gương sáng trong phong trào “Thanh niên thi đua phát triển kinh tế, thi đua lao động sản xuất giỏi” của huyện Quản Bạ.

 

Trao đổi với chúng tôi về mô hình kinh tế vườn kết hợp của anh Cháng Thừa Lù, Ông Nông Minh Lương, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quản Bạ cho biết: “Hầu hết xã khó khăn nhất của huyện, việc phát triển kinh tế theo mô hình vườn kết hợp nuôi trồng còn nhỏ lẻ, bởi đường sá không thuận tiện, hơn nữa tiền đầu tư của Hội Nông dân đến các hội viên còn hạn chế... chủ yếu các hội viên phải dựa vào chính khả năng sáng tạo của mình trong làm kinh tế, chúng tôi ghi nhận khả năng sáng tạo từ mô hình kinh tế của anh Cháng Thừa Lù, trong thời gian tới đây về phía Hội Nông dân huyện sẽ tổ chức nhiều buổi sinh hoạt với nhân dân các xã để học hỏi và nhân rộng cách thức làm kinh tế của gia đình anh Cháng Thừa Lù trong toàn huyện”.


Phạm Dương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người phụ nữ vượt lên số phận
HGĐT- Xuất phát từ trung tâm xã Mậu Duệ (Yên Minh), vượt qua chặng đường đồi núi dốc mất gần 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đến nhà bà Lầu Thị Súa, 50 tuổi, dân tộc Mông ở thôn Kéo Hẻn, xã Mậu Duệ. Bà là người tàn tật bị cụt 2 chân và một tay, nhưng với nghị lực vươn lên số phận, vượt qua mọi khó khăn xây dựng gia đình hạnh phúc.
28/08/2009
Học tập đạo đức cách mạng trong Di chúc của Hồ Chí Minh
HGĐT- Đọc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không chỉ thấy ở đó một tình cảm tha thiết đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta và bạn bè quốc tế, mà còn thấy ở đây một mẫu hình sáng ngời của tư tưởng đạo đức trong sáng.
28/08/2009
Cán bộ, công nhân viên ngành Điện lực làm theo lời Bác
HGĐT- Ngay khi Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, cán bộ, CCVC ngành điện đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động. Ngoài việc tổ chức cho cán bộ, công nhân viên học tập theo các chuyên đề tập chung, Đảng ủy Điện lực còn tổ chức quán triệt các nội dung của cuộc vận động gắn với đặc thù công việc
26/08/2009
Gương phụ nữ sản xuất giỏi
HGĐT- Sinh ra và lớn lên tại một xã nghèo, vùng biên của huyện Quản Bạ, cũng như bao gia đình khác, gia đình chị Thào Thị Súa, thôn Sải Giàng Phìn, xã Tả Ván vì đông con, diện tích canh tác ít, đất canh tác chủ yếu trồng ngô 1 vụ, năng suất thấp nên cái đói, cái nghèo luôn đeo bám gia đình chị.
25/09/2009