Những người có một thời để nhớ

11:17, 17/04/2012
HGĐT - Tháng tư, thời tiết cuối xuân, nhưng có lẽ ông trời cũng chiều lòng người, nên vẫn có những ngày nắng mát dịu…để cho họ có những cuộc gặp gỡ mang đầy những ý nghĩa nhân văn, không chỉ là gặp mặt nhau sau một năm xa cách mà còn là giáo dục truyền thống cách mạng,văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Một trong những cuộc gặp ấy, đó là cuộc gặp mặt của những người con huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định hiện đang ở TP Hà Giang-những người đã tham gia trực tiếp và gián tiếp mở con đường Hạnh Phúc từ thị xã Hà Giang( Nay là thành phố Hà Giang ) đi Đồng Văn- Mèo Vạc những năm 1959- 1965, đầy gian lao thử thách và anh hùng.

 


Các cô, chú - TNXP và công nhân giao thông làm đường Hạnh Phúc năm xưa ở TP Hà Giang trong buổi gặp mặt.



Tình cờ trong một buổi làm việc với anh Nguyễn Đức Thiện, Chủ tịch và anh Nguyễn Mạnh Thùy, Phó Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong( TNXP) Hà Giang,các anh vui vẻ mời chúng tôi cùng đi dùng cơm với lý do: Hôm ấy là ngày gặp mặt đầu xuân những người con Hải Hậu - Nam Định lên Hà Giang tham gia mở đường Hạnh Phúc. Một năm họ gặp nhau 2 lần vào ngày xuân và ngày mồng 5 tháng 10- Ngày họ lên Hà Giang mở đường.

 

Buổi gặp mặt của họ thật đơn giản mà ấm áp tình đồng chí anh em : Chẳng nhà hàng khách sạn, không mâm to…mà ở tại một gia đình thành viên của họ là ông Lê Minh Khơi năm nay đã 70 tuổi, ở phường Minh Khai TP Hà Giang. Trong căn phòng có phần hơi chật, họ trải chiếu xuống nền nhà trò chuyện với khách. Một số bác gái trên đầu tóc đã pha sương, cứ tíu tít trò chuyệnbên bếp làm cơm…Còn mấy bác trai ngồi kể chuyện ngày ấy…



                          Đường lên vùng cao. ẢNh: Đ.Lâm
 

Đó là ngày 5 tháng10 năm 1963, hơn 80 người con quê Nam Định đang ở tuổi 17, 18, đôi mươi, nghe theo tiếng gọi của Đảng đi Hà Giang tham gia mở và duy tu con đường Hạnh Phúc. Bà Đinh Thị Sen nhớ lại: Nghe nói Hà Giang, chúng tôi chẳng biết ở đâu, ra sao, như thế nào. Chỉ thấy bố mẹ bảo xa lắm tít tận miền núi biên giới gần Trung Quốc, lắm đồng bào dân tộc, nơi rừng thiêng nước độc, bố mẹ khuyên không nên đi. Nhưng chúng tôi được nghe cán bộ giao thông về tuyển nói có gian khổ, khó khăn, thiếu thốn, thế mới cần đến thanh niên. Không phải bây giờ thanh niên Nam Định mới tham gia lần đầu lên Hà Giang mở đường, mà trước đó đầu năm 1963 đã có một đợt 100 thanh niên Nam Định lên tham gia mở đường, chung sức chung lòng với TNXP 6 tỉnh Khu tự trị Việt bắc mở đường Hạnh Phúc. Thế là tinh thần tuổi trẻ trong tôi bật lên. 19 tuổi, tôi chỉ có 37 kg, theo tiêu chuẩn không đủ cân, tôi phải nằn nìcán bộ mãi họ mới đồng ý ghi thêm cho tôi 2 kg nữa mới đủ tiêu chuẩn đi. Nói xong bà Sen chỉ vào mình: các anh xem, tôi giờ đã 83 kg đấy. Lên Hà Giang chúng tôikhông phải phát tuyến mở đường, trước đó con đường đã được TNXP đi trước mở. Nhiệm vụ của chúng tôi là duy tu đường, bảo đảm cho tuyến đường đã mở được tốt,thông xe trong mọi tình huống đưa người, hàng hóa kịp thời chi viện cho TNXP đang mở đường phía trước. Bà Sen chỉ sang ông Nguyễn Đức Thiện và ông Nguyễn Mạnh Thùy, hai vị Chủ tịch và Phó Chủ ich Hội CựuTNXP Hà giang hiện nay và nói: Hai ông này lên Hà Giang đầu năm 1963.


Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, từ cuối năm 1959 khởi công mở đường Hạnh Phúc đến những tháng đầu năm 1963, con người chủ yếu là của 6 tỉnh Khu tự trị Việt Bắc, mãi đến đầu năm 1963 do yêu cầu nhiệm vụ phải tăng cường lực lượng mở đường, để bảo đảm tiến độ, Trung ương đồng ý bổ sung thêm thanh niên của 2 tỉnh Hải Dương và Nam Định lên Hà Giang. Ông Thiện và ông Thùy là một trong 100 thanh niên Nam Định lên Hà Giang đợt đầu cho tới khi kết thúc hoàn thành thắng lợi mở đường Hạnh Phúc tới Mèo Vạc. Ông Thùy kể : Mở đường chỗ nào cũng gian khổ khó khăn. Nhưng gian khổ nhất, khó khăn nhất, nguy hiểm nhất, chết nhiều người khi mở đường Hạnh Phúc là đoạn Mã Pì Lèng cao gần 2000 mét so mặt nước biển,chỉ hơn 2 cây số phải thi công trong 11 tháng liên tục chỉ có búa, choong, xà beng, tay không, thuốc mìn…; công trường đã thành lập một Xê Cơ Dũng, gồm 20 người khỏe mạnh, dũng cảm, sẵn sàng cảm tử, họ hàng ngày phải treo mình bằng dây chão trên vách đá ở độ cao từ trên 50 đến gần 60 mét đục lỗ mìn, nhồi thuốc nổ để phá đá, tạo tuyến . Thiếu gạo, thiếu thịt, thiếu rau xanh…nước sinh hoạt rất thiếu, còn nước tắm, giặt thìquý hơn vàng… Vậy mà sức trẻ, ý chí và ước mơ của họ đã chiến thắng gian khổ, hy sinh. Con đường Hạnh Phúc đã thắng lợi, mồ hôi và máu đã đổ, hóa bản hùng ca bất tử cho hôm nay và mãi mãi mai sau.

 

Trong bữa cơm gặp mặt, chúng tôi thật hạnh phúc và tự hào được gặp các cô, các chú những con người thật - đại diện thế hệ đi trước mở đường Hạnh Phúc cho hôm nay. Cô Nguyễn Thị Xuân ngày ấy mới 18 tuổi, nhưng bé nhỏ, không thuộc diện phải đi, nhưng cô đã trốn bố mẹ để đi…Chặng đường tuổi xuân của cô là những trang nhật ký đi làm cô gái giao thông Hà Giang thật cảm động. Bạn bè cô còn bảo cô là một cây văn nghệ bậc nhất của đơn vị thời đó. Nhiều chàng trai thầm yêu trộm nhớ không chỉ sắc đẹp mà sự quyến rũ bằng giọng hát. Thảo nào gặp cô, nghe cô hát ở cái tuổi 68 mà giọng vẫn ngọt ngào làm sao.Và chú Lê Minh Khơi lúc đó 20 tuổi,chú Vũ Đình Khôi 20 tuổi….Chú Toản 20 tuổi…và nhiều cô chú khác ngày ấy thật trẻ chung, hồn nhiên yêu đời. Họ ra đi như một nhà thơ đã viết: Họ sống không để sống/ Sống cho mọi người/ Sống cho ngày mai/ Bởi họ tin không ai sống lần hai/ Nếu phải chết, xin chết cho Tổ quốc.

 

Tâm sự với chúng tôi, anh Nguyễn Đức Thiện, Chủ tịch và anh Nguyễn Mạnh Thùy , Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Hà Giang trăn trở:Hơn 50 năm kể từ khi con đường Hạnh Phúc đã thắng lợi, đến nay nhiều người đã hy sinh cho con đường, họ đã thành quá cố, nhưng đa số họ vẫn chưa được tặng một danh hiệu ghi công của Tổ quốc; những người còn sống bây giờ họ đã thành ông, bà, vẫn là những công dân tốt. Một tập thể như thếthật xứng danh anh hùng. Hội Cựu TNXP Hà Giang đã đề nghị tỉnh Hà Giang xem xét cho chủ trương để làm thủ tục đề nghị Nhà Nước vinh danh TNXP mở đường Hạnh Phúc là Đơn vị Anh hùng.

 

Chia tay với những con người có một thời để nhớ, chúng tôi, những nhà báo không có may mắn được chứng kiến những chiến công của thế hệ trước, nhưng hôm nay được hưởng thụ những thành quả của họ và chứng kiến những kỳ tích mà con đường Hạnh Phúc là minh chứng, trong lòng chúng tôi thật bồi hồi xao xuyến, biết ơn vô bờ bến và cảm phục một thế hệ đã để lại cho quê hương đất nước một kỳ tích như hôm nay, góp vào trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam thế kỷ XX. Một cuộc gặp mặt như thế thật ý nghĩa và lớn lao…


Đặng Quang Vượng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ Thủy điện sông Chừng
HGĐT - Sáng 14.4, tại hồ Thủy điện sông Chừng (Quang Bình) Công ty TNHH Sơn Lâm phối hợp với Trung tâm thủy sản tỉnh, huyện Quang Bình đã tổ chức Lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản đợt 2. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cùng các đồng chí lãnh đạo đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở KHCN và MT, Sở Tài nguyên và Môi
16/04/2012
Người dân thôn Làng Má khát khao có điện lưới và cây cầu kiên cố
HGĐT - Cách trung tâm xã Đạo Đức (Vị Xuyên) chưa đầy 10km, nhiều năm qua 127 hộ dân ở thôn Làng Má vẫn phải dùng đèn dầu để thắp sáng, ngoài ra người dân trong thôn ao ước có một cây cầu kiên cố để thuận tiện cho việc đi lại, lưu thông, trao đổi hàng hóa.
16/04/2012
Hoạt động kỷ niệm Ngày Người tàn tật Việt Nam 18.4
HGĐT - Ngày 15.4, đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, tặng quà và làm việc với Trung tâm Cứu trợ Trẻ em tàn tật tỉnh, nhân Ngày Người tàn tật Việt Nam 18.4.2012.
16/04/2012
Tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp và Tổng rà soát dân số 2012
HGĐT - Sáng 16.4, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra (BCĐ - TĐT) cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp của tỉnh khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp và Tổng rà soát dân số năm 2012.
16/04/2012
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.