Đào tạo nghề cho người lao động - đôi điều suy ngẫm

17:24, 13/04/2012

HGĐT- Mỗi năm, tỉnh ta có trên chục nghìn lao động được đào tạo nghề. Đây là tín hiệu vui, nhưng bên cạnh sự tăng nhanh về quy mô, số lượng, ngành nghề đào tạo, thì chất lượng và ý thức kỷ luật của người lao động đang đặt ra cho chúng ta nhiều điều phải suy ngẫm.


TÍN HIỆU TÍCH CỰC

 

Trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ, trong những chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn luôn được các cấp, các ngành chú trọng. Xuất phát từ nhận thức đó, nên mục tiêu đặt ra đối với công tác đào tạo nghề năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo nghề, của người học, mạng lưới cơ sở dạy nghề (CSDN) trên địa bàn tỉnh từng bước được hoàn thiện. Đến nay, toàn tỉnh có 16 CSDN, trong đó có 1 trường cao đẳng nghề, 1 trường trung cấp, 12 trung tâm và 2 cơ sở khác có dạy nghề đóng ở tất cả các huyện, thành phố; hệ thống cơ sở vật chất của các CSDN từng bước được đầu tư xây dựng phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, khu nội trú học sinh, nhà làm việc...

 

Cùng với sự tăng nhanh về số lượng CSDN, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề cũng luôn được bổ sung. Năm 2011, đội ngũ này có 260 người, tăng 1,08 lần so với năm trước, trong đó 110 người đảm nhiệm vai trò cán bộ quản lý, 150 giáo viên trực tiếp giảng dạy. Chương trình, giáo trình đào tạo của các CSDN được nghiên cứu, xây dựng chi tiết cho từng nghề theo quy định chung, nội dung thường xuyên được đổi mới, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhận thức của người học; ngành nghề học không ngừng được mở rộng, riêng năm vừa qua Sở LĐ-TBXH đã cấp đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề cho 6 cơ sở với 17 nghề mới và các CSDN đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho trên 17 nghìn lao động, đạt trên 110% kế hoạch, tăng trên 10% so với năm 2010. Trong đó, loại hình liên kết tuyển sinh trung cấp, cao đẳng nghề và tuyển mới trung cấp nghề tuy chỉ đạt 80% kế hoạch năm, nhưng cũng tăng trên 1% so với năm trước; loại hình sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng thu hút được 16.342/14.500 người theo học, đạt gần 113% kế hoạch năm; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh từ 24,5% năm 2010 lên 27,3% năm 2011.

 

Theo đánh giá của Sở LĐ-TBXH, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng, ngành nghề, có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, phù hợp với trình độ, nhận thức của người học như dạy tại cơ sở đào tạo; lưu động tại cụm xã, thôn, bản; tập trung dạy những nghề truyền thống, nghề theo nhu cầu sử dụng của thị trường, chuyển giao kỹ thuật nông - lâm nghiệp... Đội ngũ giáo viên dạy nghề được bổ sung, tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, từ đó chất lượng giảng dạy được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của người học và giải quyết việc làm sau học nghề, góp phần tích cực vào XĐGN, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Thông qua đào tạo nghề, đã dần khôi phục lại các cơ sở sản xuất truyền thống như dệt thổ cẩm, thêu trang phục dân tộc. Mỗi năm có khoảng 60% lao động đào tạo trong năm có việc làm tại chỗ và việc làm mới. Những con số thống kê, đánh giá trên là bức tranh đầy màu sáng, mở ra cho chúng ta nhiều niềm vui, nhiều hy vọng.

 

ĐÔI ĐIỀU SUY NG M

 

Hiện nay, nền kinh tế của tỉnh đang có những chuyển biến với thời cơ và vận hội mới, nhiều dự án ở lĩnh vực công nghiệp khai khoáng, thuỷ điện, du lịch... có khả năng hút lượng lớn lao động, đã, đang triển khai đầu tư và đi vào hoạt động trong thời gian tới. Chỉ tính riêng các dự án đầu tư tại KCN Bình Vàng (Vị Xuyên) như: Nhà máy sản xuất Feromangan công suất 10 nghìn tấn/năm của Công ty TNHH Ban Mai; Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Vị Xuyên của Công ty Cổ phần công nghiệp và XNK lâm nghiệp Hà Giang; Nhà máy sản xuất Feromangan và Silicomangan công suất 21.600 tấn/năm, sản xuất mangan kim loại điện giải công suất 20 nghìn tấn/năm của Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc; Nhà máy vê viên tinh quặng sắt công suất 300 nghìn tấn/năm của Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông... đã có nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn lao động.

 

Theo đại diện các doanh nghiệp trên, việc tuyển lao động trên địa bàn tỉnh rất khó, mặc dù họ đã nhiều lần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng không hiểu do không tiếp cận được thông tin hay lao động qua đào tạo không thuộc lĩnh vực họ cần! Để phục vụ cho Nhà máy luyện Feromangan chuẩn bị đi vào hoạt động, Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc đã thông báo tuyển lao động, nhưng trong số hàng trăm hồ sơ xin việc chủ yếu là lao động có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh lân cận, số ở Hà Giang chỉ chiếm phần nhỏ. Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông cũng đang có nhu cầu tuyển lao động để triển khai dự án tại KCN Bình Vàng, nhưng con em Hà Giang tiếp cận và nộp hồ sơ cũng rất ít. Đại diện Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông cho biết thêm: Ngoài hạn chế về tay nghề, thì ý thức kỷ luật của người lao động cũng thấp, họ sẵn sàng bỏ việc bất cứ lúc nào, điều này đã gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

 

Thừa nhận những hạn chế đối với công tác đào tạo nghề, đại diện Sở LĐ-TBXH chia sẻ: Trong tổng số những CSDN của tỉnh, vẫn còn 10 cơ sở chưa được Tổng cục dạy nghề xác nhận mẫu chứng chỉ; một số CSDN chưa quan tâm đến chất lượng, chưa kiểm tra thường xuyên việc giảng dạy của giáo viên, việc đi học của học viên, chạy theo số lượng, tình trạng học lý thuyết chưa đi đôi với thực hành còn phổ biến. Công tác dạy nghề theo địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp chưa được quan tâm, nên số lao động có việc làm mới sau học nghề chưa nhiều. Mặc dù tăng nhanh về số lượng, quy mô, ngành nghề đào tạo nhưng chủ yếu là hình thức sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, điều này dẫn đến chất lượng dạy nghề còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra...

 

Đào tạo kiến thức, trang bị tay nghề cho người lao động để họ tự chủ trong tìm kiếm công việc phù hợp, tự tạo việc làm, ổn định cuộc sống, có đóng góp cho xã hội mang ý nghĩa nhân văn rất lớn. Nhưng đào tạo theo kiểu chạy theo số lượng, đào tạo những ngành nghề không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu của xã hội thì lại là sự lãng phí lớn về nguồn nhân lực. Vì vậy, cùng với việc chiêu sinh, tuyển dụng, các CSDN cũng cần linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với những doanh nghiệp đang triển khai dự án đầu tư ở các lĩnh vực, từ đó tiến hành đào tạo theo nhu cầu, theo địa chỉ, như vậy hiệu quả của công tác dạy nghề sẽ cao hơn nhiều.

 

                                                                   THIÊN THANH  


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Để những nạn nhân chất độc da cam được sẻ chia…
HGĐT - Ngày 11.4, Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/Đioxin tỉnh đã tổ chức cuộc họp nhằm triển khai kế hoạch đợt phát động ủng hộ quỹ Hội NNCĐDC/Điôxin tỉnh Hà Giang. Dự họp có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, MTTQ tỉnh, thành phố Hà Giang, các hội Thanh niên, Cựu chiến binh, Văn học nghệ thuật, Báo Hà Giang, đài PH - TH tỉnh…
12/04/2012
Công ty Bảo Việt Hà Giang: Hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng
HGĐT- Đó là điều mà Công ty Bảo Việt Hà Giang luôn xây dựng nhằm không chỉ tạo uy tín về chất lượng phục vụ mà còn để khẳng định cho một đơn vị bảo hiểm có truyền thống phát triển và gắn với lợi ích người dân.
11/04/2012
Tăng cường chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao công tác tại tỉnh
HGĐT- Thực hiện chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, đặc biệt là năm 2011, có rất nhiều các kỹ sư, cử nhân được đào tạo tại các trường đại học, học viện đã được tỉnh tiếp nhận và tuyển dụng, đónggóp nguồn nhân lực không nhỏ có chất lượng cao bổ sung vào đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cũng như cán bộ quản
11/04/2012
Những ông chủ 8x
Sức trẻ dám nghĩ, dám làm, quyết tâm làm giàu ngay tại quê hương. Đó là cảm nhận về 2 thanh niên thế hệ 8x (những người sinh trong thập niên 1980) mà chúng tôi đã gặp tại H.Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng.
11/04/2012
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.