Động lực cho nông dân thoát nghèo

17:13, 28/12/2009

HGĐT- Ông Phạm Quang Trung, Trưởng thôn Thái Hà , phường Ngọc Hà (TXHG) dẫn chúng tôi đến một số hộ gia đình trong thôn, như gia đình bà Đào Thị Vui, gia đình anh Nguyễn Bá Thảo, hay gia đình anh Nguyễn Duy Ninh… Đến đâu cũng thấy vườn rau xanh, vườn mía đang chờ thu hoạch; những chuồng lợn thịt, lợn nái với tiếng kêu ủn ỉn và tiếng gà nhảy ổ cục tác báo hiệu cho sự ấm no.


 

Bằng nguồn vốn vay ban đầu của Ngân hàng No-PTNT, gia đình anh Hoàng Xuân Hịnh, thôn Thái Hà, xã Ngọc Đường (TXHG) mở rộng quy mô chăn nuôi lợn, gia súc, gia cầm, cho thu nhập cao.


Nghe tiếng ô-tô đang đổ gạchxây móng nhà, tiếng máy xay xát, tiếng các cháu học bài, tôi thực sựấn tượng trước sự thay đổi của một thôn mà theo ông Trưởng thôn nói đó là nhờ vào Nhà nước, nhờ đồng vốn trước đây của Ngân hàng No&PTNT và bây giờ có thêm nguồn vốn của Ngân hàng CSXH nữa đã làm nên một thôn Thái Hà thực sự đổi mới.


Hiện tại toàn thôn Thái Hà có tổng số 140 hộ với 428 nhân khẩu; khoảng 90 hộ ở diện khá, giàu, có nhà xây kiên cố, nhiều đồ dùng đắt tiền, có ô-tô, máy xát; chuồng trại chăn nuôi; còn lại 50 hộ gia đình có mức sống ở diện trung bình trở lên; 100% hộ gia đình có nhà xây. Vừa đưa tôi đi thăm một số hộ trong thôn, ông Trung vừa tâm sự: Trong thôn Thái Hà chủ yếu là đồng bào dân tộc kinh từ tỉnh Thái Bình lên khai hoang, lập nghiệp từ những năm 1970 theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, nhưng trong suốt thời gian dài do cơ chế, chính sách cũ mà người dân thôn Thái Hà chưa thoát được cảnh đói nghèo. Cảnh đói nghèo chỉ thực sự đi vào quá khứ khi có chính sách mở cửa, đặc biệt trong những năm gần đây, nếu không có sự chỉ đạo sát sao của thị xã, không có sự ủng hộ, giúp đỡ của Ngân hàng No&PTNT cho vay vốn, người dân thôn Thái Hà chưa chắc đã có cuộc sống ổn định, khá giả như ngày hôm nay. Như gia đình anh Nguyễn Bá Thảo, khi cai nghiện xong chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng, nhờ được vay vốn Ngân hàng, anh chị đã mua bò sinh sản, chăn nuôi lợn, trồng rau và mía quanh nhà. Gia đình anh Hoàng Văn Thích cũng vậy, và đến nay họ đều có những mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững, có mức thu nhập từ 35 - 40 triệu đồng/năm. Vào thăm gia đình anh Hoàng Xuân Hịnh, một gia đình mà theo đánh giá của ông Trưởng thôn là làm ăn hiệu quả nhất nhờ nguồn vốn Ngân hàng No&PTNT, với 10 triệu đồng ban đầu, đến nay anh chị đã có một khu chăn nuôi lợn khoảng trên 20 con; đàn gia cầm ước có cả chục triệu đồng từ đàn gà, vịt, ngan. Gia đình anh Hoàng Xuân Hựu cũng vay vốn 10 triệu đồng, anh chị đã đầu tư mua máy xay xát, mua trâu sinh sản, chăn nuôi lợn thịt, mỗi năm thu nhập khoảng gần 50 triệu đồng. Tất cả các gia đình vay vốn đã trả hết số vốn vay ban đầu cho Ngân hàng và đang đầu tư mở rộng sản xuất hay đầu tư cho các gia đình cùng thônvay vốn mở rộng sản xuất, chăn nuôi. Có vốn, có đất, nhân dân thôn Thái Hà đang xây dựng cho mình những mô hình sản xuất, kinh doanh đa thu nhập, đem lại thu nhập kinh tế cao cho mỗi gia đình như cây mía tím, mía vàng cung cấp cho thị xã làm dịch vụ giải khát; cây rau xanh - một nhu cầu không thể thiếu của mỗi gia đình mà thị trường đang cần, nhất là đối với đàn lợn thịt, các gia đình ở Thái Hà đã tự nhân giống, nhân đàn để chăn nuôi, tiêu thụ. Đó là còn chưa kể đến các mô hình kinh tế khác như nuôi cá, trồng cây ăn quả, kinh doanh dịch vụ…


Như vậy có thể nói, dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền thị xã, cùng nguồn vốn của Ngân hàng No&PTNT đã giúpngười dân thôn Thái Hà vượt khó, vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê nhà. Trong thôn hiện đã có điện, đường bê-tông, có lớp học mẫu giáo; đời sống nhân dân ngày một cải thiện cả về vật chất, tinh thần. Điều quan trọng hơn cả là nhân dân thêm tin tưởng vào chính sách của Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, tích cực tăng gia lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới.


Hoàng Ngọc

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gặp mặt các nạn nhân chất độc da cam/điôxin đi điều dưỡng, chữa trị tại Làng Hữu nghị Việt Nam
HGĐT- Hội CCB tỉnh vừa có buổi gặp mặt 12 CCB bị nhiễm chất độc da cam/điôxin đi điều dưỡng, chữa trị tại Làng Hữu nghị Việt Nam. Tới dự có lãnh đạo Hội CCB tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và đại diện Làng Hữu nghị Việt Nam.
28/12/2009
Nỗ lực triển khai có hiệu quả các dự án bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm trên địa bàn tỉnh
HGĐT- Như chúng ta đã biết, Hà Giang có 6 huyện nằm trong 61 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Do đặc điểm địa hình và các yếu tố tự nhiên khác nên Hà Giang hình thành 3 vùng rõ rệt: Vùng cao núi đá gồm 4 huyện phía Bắc gồm: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, phân bố dân cư không tập trung do địa hình, tập quán; dân tộc Mông chiếm đa số, hầu hết
26/12/2009
Người dân bản hạ sơn Khau Vạc dần ổn định cuộc sống
HGĐT- Xã Du Tiến (Yên Minh) có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi đất, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt, lở đất là rất lớn. Điều này có thể thấy qua trận lũ lịch sử năm 2004 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người, tài sản đối với xã.
26/12/2009
Triển khai chương trình quy hoạch, bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh
HGĐT- UBND tỉnh vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Ngay khi có quy hoạch tổng thể, các cơ quan chức năng đang nỗ lực triển khai các hạng mục, nội dung theo Quyết định 193. Việc triển khai Quyết định 193 trên địa bàn tỉnh đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với cuộc sống của người
26/12/2009