Những đóng góp âm thầm cho Cao nguyên đá Đồng Văn
HGĐT- Nhiều năm qua, Cao nguyên đá Đồng Văn (CNĐĐV) trở thành một địa danh nổi tiếng trong và ngoài nước. Tiềm năng và giá trị di sản độc đáo của vùng đá đã và đang được khai thác, phát huy, trở thành niềm tự hào của không chỉ riêng người Hà Giang.
Trong các cuộc trao đổi với chúng tôi, nhiều cán bộ của Ban quản lý Công viên địa chất Toàn cầu (BQL CVĐCTC) CNĐĐV nhấn mạnh, góp phần cho sự vươn lên của miền đá, ngoài sự nỗ lực chung của Hà Giang và cả nước, có vai trò của không ít những con người âm thầm nhưng luôn ủng hộ, đóng góp cho từng sự phát triển của Cao nguyên đá Hà Giang.
Miền đá đang “vươn mình” trong sự chung tay của cả nước và bè bạn quốc tế.
Một trong những người âm thầm, nhưng có nhiều đóng góp cho sự ra đời và phát triển của CVĐCTC - CNĐĐV là giáo sư Trần Tân Văn, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam. Viện và giáo sư Trần Tân Văn là một trong những người, những cơ quan khởi đầu cho ý tưởng xây dựng mô hình CVĐCTC CNĐĐV trở thành CVĐCTC đầu tiên ở Việt Nam. Để có được những kết quả như hôm nay, chắc chắn giáo sư Trần Tân Văn cũng như các chuyên gia ở Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam đã phải có biết bao cuộc hành trình lên với CNĐĐV để nghiên cứu về vùng đất nghèo bậc nhất của Việt Nam, nhưng lại giàu bậc nhất ở đất nước ta về giá trị địa chất, địa mạo. Cùng với giáo sư Văn, những cái tên như giáo sư Nguyễn Đại Chung, kỹ sư Lương Thị Tuất và nhiều chuyên gia khác của Viện Khoa học địa chất và khoáng sản đã từng giành rất nhiều tâm huyết cho sự phát triển của CNĐĐV, đưa vùng đất đặc biệt này đến gần hơn với bè bạn trong và ngoài nước.
Viện Khảo cổ học Việt
Đóng góp cho sự vươn lên của miền đá Hà Giang, những chuyên gia trong và ngoài nước của các cơ quan UNESCO là những người âm thầm, nhưng có đầy đóng góp cho miền đá. Giáo sư Guy Martini, điều phối viên Mạng lưới CVĐCTC là một người Pháp, nhưng có lẽ khi đến với Hà Giang, đến với CNĐĐV, ông không phải là một người xa lạ. Trong số những người nước ngoài, ông có lẽ là người có đóng góp lớn nhất cho CNĐĐV bằng những chuyến đi thực tế, cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Vợ chồng bạn Hoàng Xuân Đôn và Nguyễn Thị Nhung, là 2 cán bộ của Ban quản lý CVĐCTC CNĐĐV từng nhiều lần được tiếp xúc công việc với giáo sư Guy Martini cho biết, giáo sư là một người rất nhiệt tình và đam mê công việc. Ông không thích làm việc theo kiểu hành chính, thích đi thực tế và làm việc ngoài văn phòng, hội trường. Có một lần sau chuyến khảo sát CNĐĐV, ông đề nghị làm việc ngay tại một địa điểm là một quán nước để tổng hợp, đưa ra kết quả về chuyến công tác. Buổi làm việc ở một nơi tưởng như là để uống nước, thư giãn, nhưng hóa ra lại rất nghiêm túc và nó kéo đến tận khuya. Cùng với giáo sư Martini, nhiều chuyên gia của tổ chức Livingstone, đại học Leuver Vương Quốc Bỉ cũng nhiều lần có mặt ở Hà Giang và CNĐĐV để giúp chúng ta triển khai nhiều lớp tập huấn về phát triển du lịch, hướng dẫn viên du lịch và xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch vùng CVĐCTC...
Trong quá trình kết nối giữa Hà Giang với UNESCO, nhiều cán bộ của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Văn phòng UNESCO Hà Nội, Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO - Bộ Ngoại giao nhiều lần có mặt ở Hà Giang, cùng tham gia hỗ trợ Hà Giang, BQL CVĐCTC CNĐĐV xây dựng các nội dung, tập huấn các chuyên đề về xây dựng, phát triển CVĐCTC CNĐĐV. Qua đó, giúp cho CNĐĐV từng bước hoàn thiện các tiêu chí, khuyến nghị của Mạng lưới CVĐCTC, phát huy các giá trị di sản phục vụ cho sự phát triển của CNĐĐV.
Dẫu là địa bàn xa xôi, cách trở bậc nhất Việt Nam, dẫu còn là một trong những địa bàn nghèo khó nhất cả nước, nhưng trong nhiều sự kiện liên quan đến CNĐĐV, nhiều cá nhân như đại diện UNESCO tại Việt Nam bà Catherine Muller Marine, các đại sứ Vương Quốc Bỉ, Malaysia, Italia... tại Việt Nam và nhiều đại diện của các quốc gia trên thế giới đã có mặt ở CNĐĐV để ủng hộ sự phát triển của CVĐCTC CNĐĐV cũng như sự vươn lên của Việt Nam. CNĐĐV đã và đang trở thành một điểm đến, một niềm tự hào của đất nước ta. Trong sự phát triển ấy, chúng ta không quên những tổ chức, cá nhân bằng nhiều cách giúp đỡ khác nhau, có những sự giúp đỡ âm thầm, nhưng không kém sự nhiệt tình và hiệu quả. Đó là điều để nhắc nhở mỗi người Hà Giang nói riêng, mỗi người Việt
Ý kiến bạn đọc