Tăng cường thực hiện chương trình IPM

11:21, 18/10/2023

BHG - Ngày 7.1.2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 04/KH-UBND về triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế và tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025. Sau 2 năm, chương trình IPM cho thấy những kết quả bước đầu và tiếp tục được triển khai tích cực.

Chương trình IPM là hệ thống quản lý dịch hại sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, giúp cây trồng đạt năng suất cao và phẩm chất nông sản tốt. Chương trình IPM được thực hiện sâu rộng và hiệu quả trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 trên cơ sở Quyết định số 2027 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án đẩy mạnh ứng dụng IPM trên cây trồng giai đoạn 2015 – 2020. Thông qua việc triển khai các mô hình IPM cho thấy hiệu quả rõ rệt, người dân được tham gia trực tiếp vừa học vừa thực hành ngay trên đồng ruộng nên dễ áp dụng. Qua đó biết cách quản lý dịch hại cây trồng, hạn chế khả năng gây hại của dịch bệnh, biết cách chăm sóc cây trồng đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hoá học. Theo đánh giá, các mô hình IPM trên lúa, chè, cam giai đoạn 2015 – 2020 đã góp phần giúp người nông dân giảm lượng giống từ 15-30%, giảm sử dụng thuốc hoá học từ 25-35%, phân bón vô cơ giảm 15-25%, nước tưới giảm 25-30%, sử dụng thuốc sinh học tăng 5-10%, năng suất tăng 15-22,5%, sử dụng phân bón hữu cơ tăng 25-35%.

Tập huấn đào tạo giảng viên thực hành về quản lý dịch hại tổng hợp (TOTIPM) trên cây cam tại Bắc Quang.
Tập huấn đào tạo giảng viên thực hành về quản lý dịch hại tổng hợp (TOTIPM) trên cây cam tại Bắc Quang.

Từ những kết quả và bài học từ triển khai chương trình IPM giai đoạn 2015 – 2020, Kế hoạch số 04 của UBND tỉnh xác định mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ đào tạo thêm giảng viên chính đủ năng lực hướng dẫn nông dân áp dụng IPM trên cây lúa, cam, chè và hơn 500 hộ nông dân, HTX hiểu biết và áp dụng IPM. Trên 50% số xã Nông thôn mới sản xuất cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh có đội ngũ nông dân nòng cốt hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả về IPM. Trên 50% số hộ nông dân tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm hiểu biết và áp dụng IPM. Trên 30 % diện tích cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu được áp dụng IPM. Đối với cây lương thực vùng chủ lực (lúa, ngô) và cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả (vùng chủ lực) có 30% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ; trên 50% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; giảm lượng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh, lượng phân đạm, giống, nước tưới và tăng năng suất lần lượt 10 – 15%.

Thực hiện Kế hoạch số 04, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác phòng dịch. Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch từ cấp tỉnh đến xã; tổ chức 62 lớp tập huấn với 2.265 lượt người dân và cán bộ xã, thị trấn tham gia học tập về quy trình sản xuất và nhận biết, phòng trừ một số đối tượng bệnh hại chính trên cây trồng, công tác điều tra phát hiện dự tính, dự báo sinh vật gây hại cây trồng; xây dựng 3 mô hình chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong công tác phòng, chống sinh vật gây hại cho người dân trên cây ngô kháng sâu keo mùa thu, 1 mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vạn xanh, 2 mô hình lúa - cá. Mở 1 lớp đào tạo nguồn nhân lực về IPM trên cây lúa cho các huyện, thành phố với các học viên là khuyến nông thôn, các hộ nông dân sản xuất của xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang). Phối hợp với Đài truyền hình Hà Giang, Báo Hà Giang xây dựng chuyên mục tuyên truyền về chương trình IPM. Tổ chức lồng ghép với các lớp tập huấn về chuyên môn tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với 2.265 lượt người tham gia.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Giang Đức Hiệp chia sẻ: Kết quả lớn nhất trong thực hiện Chương trình IPM những năm qua là trên địa bàn tỉnh không có dịch xảy ra trên diện rộng, năng suất sản lượng cây trồng ổn định theo chỉ tiêu của tỉnh đề ra như: Diện tích cây chè ước đạt trên 20.000 ha, sản lượng chè búp tươi bình quân hàng năm ước đạt trên 88.000 tấn; diện tích cây cam ước đạt 5.348 ha, sản lượng cam bình quân ước đạt 65.000 tấn; diện tích lúa ước đạt trên 37.000 ha, sản lượng bình quân ước đạt 218.000 tấn; diện tích ngô ước đạt 55.000 ha, sản lượng bình quân ước đạt 195.000 tấn.

Việc thực hiện IPM trên cây trồng đã từng bước thực hiện đúng mục tiêu của chương trình là giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt thông qua các biện pháp kỹ thuật như bón phân, chăm sóc, trừ cỏ dại.... Qua đó tăng năng suất cây trồng, điều hoà các mối cân bằng trong hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ các loài thiên địch có ích nhằm khống chế và tiêu diệt các loài dịch hại. Cùng với đó hướng đến mục tiêu đào tạo những người nông dân trở thành các chuyên gia trên đồng ruộng bằng phương pháp chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật theo hình thức “cầm tay, chỉ việc”, từ đó người nông dân có thể tự lựa chọn những biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện đồng ruộng và điều kiện riêng của họ. Đây là cơ sở nâng cao vị thế cũng như khẳng định thương hiệu sản phẩm nông nghiệp sạch góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và tạo nền tảng hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giải pháp để các chương trình mục tiêu quốc gia sớm phát huy hiệu quả
BHG - Việc triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 được kỳ vọng tạo cú hích lớn để tỉnh ta thực hiện thành công khát vọng phát triển nhanh, bền vững. Sau hơn hai năm triển khai, tuy đã tạo ra những thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, nhưng kết quả đạt được chưa như kỳ vọng, còn nhiều bất cập cần tháo gỡ.
17/10/2023
Đảm bảo tiến độ thi công tuyến đường Bắc Quang - Xín Mần
BHG - Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh, đến nay các gói thầu thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang – Xín Mần (ĐT.177) đoạn Km0 – Km55 (giai đoạn 1) cơ bản đảm bảo tiến độ thi công theo hợp đồng. Các hạng mục san ủi mặt bằng, nền đường đạt gần 100%, các nhà thầu thi công bắt đầu rải thảm base nhiều vị trí trên tuyến.
17/10/2023
Tuần lễ giới thiệu “Nông sản an toàn và sản phẩm OCOP huyện Quản Bạ”
BHG - Từ ngày 17.10, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Tuần lễ giới thiệu “Nông sản an toàn và sản phẩm OCOP huyện Quản Bạ” nhằm hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ nông sản cho nông dân huyện Quản Bạ.
17/10/2023
Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
BHG - Để tháo gỡ “điểm nghẽn” gây cản trở cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân… Trong những năm qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, triển khai chuyển đổi số doanh nghiệp và xây dựng nền tảng truyền thông 3D online trong hoạt động xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương; hoàn thành xây dựng và thực hiện vận hành thí điểm hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu các dự án đầu tư trong ngân sách và ngoài ngân sách; tích cực triển khai thử nghiệm Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)… Qua đó tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hoạt động.
17/10/2023