Agribank Hà Giang đẩy mạnh thanh toán quốc tế và biên mậu

09:16, 03/10/2023

BHG - Đóng chân trên địa bàn có đường biên giới dài tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, trong bối cảnh hoạt động thanh toán xuất, nhập khẩu (XNK) ngày càng phát triển, Agribank Hà Giang không chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán biên mậu đồng thời đã và đang nỗ lực mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế. Qua đó, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Agribank là ngân hàng thương mại đầu tiên tại nước ta triển khai dịch vụ thanh toán biên mậu với thị trường nước bạn Trung Quốc từ năm 1997. Trải qua hơn 20 năm triển khai, Agribank đã trở thành ngân hàng hàng đầu, chiếm thị phần cao nhất trên thị trường. Tại tỉnh Hà Giang, thanh toán biên mậu đã sớm được triển khai và đi vào hoạt động từ năm 2000. Từ đó đến nay, thanh toán biên mậu qua Agribank đóng vai trò ngày càng quan trọng, thúc đẩy hoạt động kinh tế biên mậu tại các địa bàn biên giới, góp phần vào sự phát triển KT - XH của tỉnh.

Agribank Hà Giang đẩy mạnh thanh toán quốc tế và biên mậu.
Agribank Hà Giang đẩy mạnh thanh toán quốc tế và biên mậu.

Hiện nay, khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank Hà Giang đa phần là khách hàng doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề như sản xuất nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ có liên quan đến hoạt động XNK. Agribank Hà Giang đã và đang triển khai và thực hiện tốt các dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chi trả kiều hối. Do thị trường kiều hối ngày càng mở rộng, chuyển tiền thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT phục vụ mục đích chuyển tiền học phí và các lệ phí cho khách hàng an toàn, nhanh chóng, giúp khách hàng thuận tiện trong giao dịch chuyển tiền cho thân nhân và đối tác. Trong 8 tháng của năm 2023, Agribank Hà Giang đã chuyển tiền giao dịch thanh toán biên mậu quốc tế đạt trên 2 nghìn tỷ VNĐ, trong đó xuất khẩu đạt trên 2 nghìn tỷ VNĐ, nhập khẩu hơn 28 tỷ VNĐ.

Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán cho khách hàng trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, toàn hệ thống Agribank nói chung và Agribank Hà Giang nói riêng đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế; nghiên cứu phát triển sản phẩm kinh doanh ngoại hối, quản lý chặt chẽ và kiện toàn hoạt động thanh toán biên giới, tăng cường hợp tác liên ngân hàng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Từ năm 2014, để công tác thanh toán biên mậu được nhanh chóng, thuận tiện, Agribank Hà Giang đã thực hiện thanh toán biên mậu qua Internet Banking. Việc thanh toán này đã giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian thanh toán, giảm thiểu rủi ro, quy trình thanh toán được thực hiện chính xác. Đặc biệt, tiết kiệm được nhiều chi phí bởi phí dịch vụ rẻ, khách hàng chỉ cần chờ từ 5 đến 10 phút tại ngân hàng là có thể nhận được tiền của đối tác chuyển qua tài khoản và không phải trả các khoản chi phí nào ngoài khoản phí chuyển tiền mà ngân hàng thu theo quy định. Các hình thức thanh toán biên mậu của Agribank Hà Giang vừa giúp khách hàng giữ được uy tín với đối tác nước ngoài, vừa tạo lợi thế cạnh tranh cho các bên.

Đến nay, Agribank Hà Giang đã triển khai ký kết hoạt động thanh toán biên mậu với 2 định chế tài chính: Công ty hữu hạn Cổ phần Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc – Chi nhánh tỉnh Vân Nam và Công ty hữu hạn Cổ phần Ngân hàng thương nghiệp nông thôn tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.

Với việc tổ chức thanh toán phục vụ hoạt động thương mại biên giới, hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank Hà Giang nói riêng đã góp phần thực thi chức năng quản lý của nhà nước về tiền tệ trên địa bàn khu vực vùng biên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý XNK hàng hóa qua biên giới, hạn chế tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần thúc đẩy quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bài, ảnh: Xuân Phúc


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chuỗi liên kết trồng dưa chuột giúp nhiều hộ thoát nghèo
BHG - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia, huyện Quản Bạ đã hỗ trợ các hộ nghèo thôn Dìn Sán, xã Quyết Tiến chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng dưa chuột theo chuỗi liên kết, bao tiêu đầu ra sản phẩm. Từ đó, giúp nhiều hộ nắm bắt được khoa học kỹ thuật trong sản xuất và cho thu nhập khá, nâng cao đời sống gia đình.
29/09/2023
Tháo “rào cản” trên đường về đích
BHG - Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh đã đi được hơn nửa chặng đường, kết tinh nhiều thành tựu làm khởi sắc diện mạo nông thôn. Tuy nhiên, để thực hiện được các mục tiêu quan trọng cho cả giai đoạn, đang đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc tháo gỡ “rào cản” để xây dựng NTM với nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.
28/09/2023
Tạo sinh kế cho người lao động
BHG - Xác định nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo việc làm cho người lao động (NLĐ) là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả công tác giảm nghèo, tỉnh ta triển khai đồng độ các giải pháp, chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, tạo sinh kế để tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
28/09/2023
 "Bừng sáng" chiến khu xưa
BHG - Đường vào trung tâm xã Bằng Hành (Bắc Quang) khoác lên mình chiếc áo mới bằng cờ đỏ sao vàng. Cách đây 78 năm, đội quân cách mạng đầu tiên của tỉnh Hà Giang do đồng chí Bế Triều, Lê Quảng Ba đã tập hợp nhân dân phất cờ khởi nghĩa giành chính quyền.
27/09/2023