Thành phố Hà Giang tập trung làm tốt công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng phục vụ cho đầu tư phát triển

08:10, 23/08/2017

BHG- Thành phố Hà Giang (TPHG) là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh, diện tích đất tự nhiên 13.345,9 ha, có 8 xã, phường, 101 thôn, tổ dân phố; dân số trên 5,6 vạn người. Trong những năm qua, kinh tế của thành phố luôn tăng trưởng khá và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển; hạ tầng du lịch, dịch vụ có nhiều đổi mới. Thu nhập bình quân năm 2016 đạt 38,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,81%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 350 tỷ đồng/năm. Công tác huy động nguồn lực từ doanh nghiệp và nhân dân cho xây dựng hạ tầng đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Những công trình mới bên dòng Lô.
Những công trình mới bên dòng Lô.

Là thành phố miền núi, quỹ đất rất hạn hẹp, song trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, cùng những cảnh quan thiên nhiên ban tặng như núi Mỏ Neo, núi Cấm, dòng sông Lô,... đã tạo nên ấn tượng tốt cho người dân thành phố cũng như du khách. Thực hiện công tác quy hoạch, đến nay, thành phố đã triển khai 6 đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, 7 quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Lập đề cương nhiệm vụ quy hoạch chung TPHG và khu vực phụ cận tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung triển khai và hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH TPHG, giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2035. Tổ chức thực hiện chương trình phát triển đô thị TPHG, giai đoạn 2015-2025 và tầm nhìn đến 2035; Phối hợp xây dựng Quy hoạch phát triển du lịch Công viên Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn và TPHG đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch mở rộng diện tích đất đô thị đạt từ 250 ha trở lên, trong đó quỹ đất ở đạt từ 70 ha trở lên để thu hút dân cư, thu hút các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, thương mại vào địa bàn thành phố.

Từ công tác quy hoạch, hiện TPHG đang triển khai phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh, của thành phố như: Dự án đầu tư xây dựng Khu công viên du lịch cảnh quan gắn với lịch sử văn hóa tâm linh phường Trần Phú, quy mô trên 80 ha; Dự án ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp tại thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện, quy mô 5,0 ha; Phương án xây dựng lò giết mổ gia súc tập trung; Phối hợp với nhà đầu tư xây dựng 2 dự án mở rộng quỹ đất đô thị theo hình thức PPP, BOT tại xã Ngọc Đường quy mô 1,8 ha; khu đất phía sau khu dân cư tổ 7, 8, 9 phường Nguyễn Trãi, quy mô trên 2 ha. Đặc biệt, phối hợp với tập đoàn Vingroup xây dựng, triển khai Dự án xây dựng Khu trung tâm thương mại, khách sạn và nhà phố thương mại tại phường Trần Phú, dự kiến khi hoàn thành đây sẽ là điểm nhấn cho mỹ quan đô thị của thành phố Hà Giang.Để thực hiện hiệu quả các quy hoạch đã được phê duyệt, công tác lập kế hoạch sử dụng đất cũng được thành phố đặc biệt chú trọng, đảm bảo theo đúng quy định, các chỉ tiêu sử dụng đất được xã định cụ thể, là cơ sở pháp lý trong thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các công trình, dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được lập hàng năm trình HĐND tỉnh thông qua. Việc lập và thực hiện quy hoạch cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của thành phố giai đoạn 2011-2020 và các năm tiếp theo; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển nhà ở xã hội, phát triển đô thị, nông thôn, dịch vụ và kết cấu hạ tầng phúc lợi xã hội.

Nhằm đảm bảo cho việt thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiệu quả, trong thời gian qua, TPHG đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ chức, nhân dân các quy định về xây dựng và quản lý xây dựng; tổ chức cấp giấy phép xây dựng theo đúng thẩm quyền, quy định của pháp luật. Đồng thời chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tăng cường phối hợp với các xã, phường kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở cơ sở trong trong việc phát hiện, giám sát, xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Trong 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng chức năng của thành phố đã kiểm tra 295 công trình xây dựng, có 252 trường hợp xây dựng đúng phép, phát hiện và xử lý 23 trường hợp xây dựng sai phép, không phép; xử phạt 25 triệu đồng...

TPHG đang trên đà phát triển và hội nhập. Nhờ làm tốt công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, hứa hẹn thời gian không xa, TPHG sẽ trở thành trung tâm du lịch của các tỉnh miền núi phía Bắc, có bản sắc, kiến trúc độc đáo – là điểm dừng chân, nơi kết nối du khách với Công viên Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn.

VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người dân Ma Lé tích cực phát triển chăn nuôi

BHG- Ma Lé là xã biên giới của huyện Đồng Văn, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ dân trí không đồng đều, chưa mạnh dạn phát triển kinh tế...  Bằng nhiều phương pháp vận động, bà con đã dần hình thành những mô hình chăn nuôi cho thu nhập khá. 

23/08/2017
Phát triển các mô hình kinh tế - giải pháp bền vững ở Tân Quang

BHG- Những ngày này, nhân dân xã Tân Quang (Bắc Quang) đang nô nức thi đua; góp công, góp sức, tiền của, vật chất để thực hiện xây dựng Nông thôn mới (NTM). Từ công sức nhân dân đóng góp, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước,... bộ mặt nông thôn của xã Tân Quang đang từng bước "thay da, đổi thịt". Ngoài thực hiện tốt các tiêu chí trong Bộ chuẩn NTM, Tân Quang rất coi trọng phát triển các mô hình kinh tế và coi đây là giải pháp quan trọng để NTM thực sự bền vững.

23/08/2017
Phú Lũng - xã biên giới đầu tiên cán đích Nông thôn mới

BHG- Tính đến 15.8, căn cứ theo Bộ tiêu chí mới (Quyết định 1980 của Chính phủ); xã Phú Lũng (Yên Minh) đã tự đánh giá 19 tiêu chí Nông thôn mới (NTM) của xã đã đạt chuẩn và hoàn thiện hồ sơ đề xuất huyện, tỉnh thẩm tra thẩm định, đánh giá, phấn đấu công nhận xã đạt chuẩn NTM trong tháng 9 tới.

23/08/2017
Vì sao trồng rừng theo Dự án 661 ở Bắc Mê không thành rừng?

BHG- Dự án 661 được triển khai nhằm giúp người dân tạo thêm nhiều việc làm ổn định, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống; đất trống, đồi trọc từng bước được phủ xanh, rừng tự nhiên được phục hồi, phát triển tốt và môi trường sinh thái được cải thiện... Tuy nhiên, tại huyện Bắc Mê trong suốt gần 10 năm qua, diện tích trồng rừng theo dự án này đã "mất trắng", dẫn đến lãng phí trong sử dụng đất lâm nghiệp. 

23/08/2017