Nguyên nhân và cách phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây cam tại xã Hương Sơn, huyện Quang Bình

07:49, 24/08/2017

BHG- Ngày 18.8.2017, Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức đi kiểm tra sâu, bệnh hại trên cây cam tại xã Hương Sơn, huyện Quang Bình. Thành phần Đoàn kiểm tra: Về phía Chi cục Bảo vệ thực vật, gồm có lãnh đạo Chi cục và Phòng kỹ thuật, lãnh đạo và cán bộ Trạm BVTV huyện Quang Bình; về phía UBND huyện Quang Bình có đồng chí Phùng Viết Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông và UBND xã Hương Sơn, cùng cán bộ nông nghiệp, địa chính xã và đại diện các hộ dân trồng cam các thôn của xã tham gia.

Cán bộ Chi cục BVTV kiểm tra tình hình sâu, bệnh tại vườn cam ở xã Hương Sơn, huyện Quang Bình.
Cán bộ Chi cục BVTV kiểm tra tình hình sâu, bệnh tại vườn cam ở xã Hương Sơn, huyện Quang Bình.

Đoàn đã tiến hành kiểm tra tại vườn cam của gia đình ông Lý Văn Long và ông Hoàng Văn Lương, thôn Sơn Đông, xã Hương Sơn. Các hộ này có vườn cam từ 12-15 tuổi, vườn cam trồng với mật độ dày, ít chăm sóc, cỏ dại nhiều, cây sinh trưởng kém, đang giai đoạn quả non. Sâu, bệnh gây hại chủ yếu bệnh vàng lá, thối rễ, ngoài ra bệnh loét sẹo quả, rệp sáp hại gốc... Tỷ lệ bệnh vàng lá, thối rễ trung bình 50- 70%, cao trên 90 % cây bị bệnh (bệnh hại cục bộ).Tại vườn hộ ông Tâm, tại thôn Nghè có vườn cam từ 10-12 tuổi, diện tích khoảng 5 ha, cây sinh trưởng tốt, bị bệnh vàng lá, thối rễ từ 5-7 %, hại nhẹ.

Tổng diện tích hại và nhiễm theo báo cáo tại thời điểm kiểm tra là 15 ha/654,1 ha cây cam, quýt của 31 hộ thuộc 3 thôn: Sơn Đông, Sơn Thành và thôn Nghè thuộc xã Hương Sơn, huyện Quang Bình.

1. Triệu chứng bệnh vàng lá, thối rê:

Rễ: Nhánh cây bị bệnh hướng nào thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn, rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái, rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây, từ đó làm cành bị chết khô. Khi cây bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.

Lá ngả màu vàng, rễ bị thối từ ngoài vào trong, từ rễ nhỏ lan dần vào rễ lớn, có màu nâu, vỏ bị tuột ra.

 Lá cây bị vàng toàn bộ, hoặc một số nhánh trên cây lá biến màu vàng.

Nguyên nhân gia tăng bệnh: Do thời gian vừa qua có mưa nhiều kéo dài gần 2 tháng, trên vườn cam lúc nào cũng sũng nước, với nền đồi đá sít, vườn cam già 14-15 tuổi với độ ẩm bão hòa tại gốc nên bệnh phát sinh mạnh, gây hại bộ rễ cam.

2. Nguyên nhân gây hại:

Bệnh vàng lá, thối rễ do nhiều tác nhân gây ra, gồm các loài nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium và tuyến trùng. Trong đó, tác nhân chính là nấm Fusarium solani và có sự tương tác giữa nấm F. solani với tuyến trùng. Tuyến trùng tấn công làm rễ tổn thương sau đó nấm Fusarium mới tấn công vào. Cũng có thể do nấm Phytophthora tấn công rễ trước tạo nên vết thối sau đó nấm Fusarium tấn công vào sau. Tuy nhiên, mảng rễ bị thối do úng nước là cửa ngõ chính để nấm F. solani xâm nhập và gây hại.

3. Khuyến cáo biện pháp phòng trừ:

3.1. Bệnh vàng lá, thối rễ:

- Đối với cây bị bệnh nặng, rễ bị thối nhiều, cây bị vàng toàn bộ lá nên chặt bỏ thu gom lại và đem tiêu hủy.

- Những cây bị nhẹ chặt bỏ những cành bị nặng, cành không có khả năng sinh trưởng tạo độ thông thoáng cho vườn cam.

- Chặt bỏ những rễ bị thối và xới lớp đất mặt trên rễ tạo cho rễ thoáng sau đó sử dụng một trong các thuốc như: METALAXYL 500 WP; Aliette 800 WG; NustarR  40EC. Pha theo hướng dẫn trên bao bì tưới đều quanh gốc rễ, đảm bảo cho rễ tiếp xúc với thuốc, tưới làm 2 lần cách nhau khoảng 7- 10 ngày.

Sau sử dụng thuốc, bệnh ngưng phát triển, sử dụng phân chuồng đã ủ mục + với nấm đối kháng Trichoderma, Streptomyces để bón cho cây nhằm giúp cây cân bằng hệ sinh vật đất, hạn chế nấm gây bệnh, lượng bón từ 3-5 kg/gốc cam.

-  Khi cây đang bị bệnh ngừng bón phân hóa học, chất kích thích sinh trưởng có chứa đạm.

Hiện tại Phòng Nông nghiệp huyện đã có phân gà ủ với nấm đối kháng Trichoderma nên khuyến cáo sử dụng để bón cho cây, giúp vườn cam sớm phục hồi, sau khi phun thuốc trừ bệnh.

3.2. Rệp sáp hại gốc, rễ:

- Nếu rệp sáp ở dưới gốc, xới đất nhẹ xung quanh gốc, rải 25g thuốc Wellof 3GR/gốc, Pyrimex 20EC, Sago super 20EC... sau đó lấp đất lại, tưới đẫm nước. pha thuốc Pyrimex 20EC, Sago super 20EC... theo nồng độ khuyến cáo tưới kỹ xung quanh gốc cam, hoặc rải thuốc Sagosuper 3G với lượng 200-500g cho một gốc.

  Sau khi diệt rệp nên tăng cường bón thêm phân vào gốc hoặc phun phân qua lá để phục hồi sức khoẻ cho cây.

Phạm Đức Tuấn  (Chi cục BVTV tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh kiểm tra các dự án thủy điện tại Bắc Quang, Vị Xuyên và hoạt động của các nhà máy tại KCN Bình Vàng

BHG - Ngày 23.8, đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế nhằm rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác dự án thủy điện Sông Lô 2 (Vị Xuyên), Sông Lô 4 (Bắc Quang); các nhà máy sản xuất Feromangan, nhà máy sản xuất chì thỏi, chì kim loại...

23/08/2017
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn làm việc với đại diện Tập đoàn TH

BHG- Sáng 23.8, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc với đoàn khảo sát dự án thuộc Tập đoàn TH do ông Nguyễn Quang Phi Tín, Giám đốc dự án của tập đoàn TH làm trưởng đoàn đến khảo sát địa điểm thực hiện các dự án trồng, chế biến dược liệu, chè và phát triển vùng chăn nuôi bò sữa của Tập đoàn TH tại tỉnh Hà Giang. Dự buổi làm việc có lãnh đạo các sở, ngành và huyện Vị Xuyên.

23/08/2017
Sơ kết giao ước thi đua Khối các doanh nghiệp Năng lượng – Viễn thông – Bảo hiểm

BHG- Ngày 22.8, tại Công ty Điện lực Hà Giang, Khối các doanh nghiệp Năng lượng – Viễn thông – Bảo hiểm tổ chức sơ kết giao ước thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm.

23/08/2017
Nhiều diện tích cam Sành tại thôn Sơn Đông, xã Hương Sơn bị bệnh chưa rõ nguyên nhân

BHG- Trong những ngày gần đây, một số hộ dân của xã Hương Sơn, huyện Quang Bình đang rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh phát triển rất nhanh trên cây cam Sành, nhất là trong 2 tháng trở lại đây do thời tiết mưa nhiều nên bệnh hại cây có dấu hiệu lây lan ra diện rộng. Trước mắt, để bảo vệ diện tích cam Sành chưa bị bệnh, người dân đã tiến hành khoang vùng, chặt bỏ những cây cam Sành đã bị nhiễm bệnh.

23/08/2017