Gặp Cựu chiến binh Tráng Văn Hảo

17:07, 27/04/2011

HGĐT- Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tháng 9.2004, chàng trai Tráng Văn Hảo, sinh năm 1978, dân tộc Pu Péo xuất ngũ trở về Xóm Mới B, thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn) mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng anh trưởng thành.


 
Trở về quê hương, với nghị lực, ý chí của Anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Tráng Văn Hảo không cam chịu đói nghèo, luôn phấn đấu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương Phố Bảng ngày càng giàu, đẹp.


Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ mất sớm, cậu bé Tráng Văn Hảo đã sống tự lập từ rất sớm. Sau khi nhập ngũ, môi trường quân đội tiếp tục rèn luyện Tráng Văn Hảo trở thành một chiến sỹ không chùn bước trước những khó khăn, thử thách; không ngại khó, ngại khổ; sẵn sàng đối mặt với những gian nan, thách thức. Với phẩm chất ấy, trong thời gian tại ngũ, anh luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được cấp trên và đồng đội quý mến, tin tưởng. Trở lại quê nhà, anh khát khao thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, đói nghèo và đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp đổi mới của quê hương. Số “vốn” của CCB Tráng Văn Hảo khi mới xuất ngũ chỉ có vài mảnh nương ngô núi đá cha mẹ để lại, đất vừa ít vừa xấu, trong tay lại không có nghề phụ nào để tăng thêm thu nhập. Sau hơn 1 năm lăn lộn trên nương đá, với đức tính hay lam hay làm, cần cù, chịu khó của người Pu Péo nhưng cuộc sống của gia đình anh cũng không cải thiện được là bao. Sau nhiều lần trăn trở tìm hướng làm ăn, Tráng Văn Hảo đã quyết định xin vào làm công nhân tại Trung tâm Giống cây trồng và Gia súc Phố Bảng. Tại đây, với mức lương chỉ 1,5 triệu đồng/tháng nhưng bù lại anh đã tiếp nhận được những kiến thức vô cùng quý báu về quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây ăn quả; kỹ thuật trồng hoa hồng, trồng cây su su và rau đậu các loại... Sau một thời gian làm việc tại trung tâm, được sự hướng dẫn tận tình của các kỹ sư, sự quan tâm của Ban Giám đốc, anh đã trở thành một công nhân có tay nghề vững vàng, tạo được niềm tin tưởng của cấp ủy, chính quyền thị trấn cũng như Trung tâm Giống cây trồng và Gia súc Phố Bảng. Chính vì vậy, chính quyền và trung tâm đã giao cho anh đảm nhận trồng, chăm sóc 1 ha hoa hồng theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Gặp anh trên cánh đồng hoa hồng đang mùa đâm bông, nghe anh tâm sự: Trồng cây hoa hồng không khác gì chăm sóc một cô gái đẹp nhưng khó tính. Ngoài việc thực hiện quy trình kỹ thuật một cách khắt khe thì người trồng hoa phải có đức tính cần mẫn và kiên nhẫn và thêm vào sự đam mê nữa thì mới có những bông hoa đẹp, đảm bảo chất lượng. Chỉ cần xao nhãng một chút thôi, “cô gái đẹp” kia sẽ hờn dỗi, không ăn, không ngủ, nhan sắc lập tức bị phai mờ. Ngắm cánh đồng hoa hồng của anh không một bóng cỏ dại, không một cành lá sâu, chỉ thấy tua tủa hàng trăm, hàng ngàn nụ hồng được nắn nót bọc lại bằng những tờ giấy trắng mới thấy tâm sức của người trồng hoa quả thật không nhỏ. Theo ước tính, héc - ta hoa hồng này sau khi trừ mọi chi phí đầu tư, CCB Tráng Văn Hảo sẽ có thu nhập trên 70 triệu đồng. Cùng với trồng cây hoa hồng, anh còn tham gia nhận trồng mô hình cây su su theo đề án của Nghị quyết 30a với diện tích 1 ha. Mô hình này anh mới thực hiện và đã cho thu nhập 6 triệu đồng. Bên cạnh đó, Tráng Văn Hảo còn nhận khoán sản xuất giống một số cây ăn quả với trung tâm. Từ công việc này anh có thu nhập khoảng 60 triệu đồng/năm.


Tráng Văn Hảo, người CCB vươn lêntừ chính nội lực bản thân, vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn của gia đình, được tôi luyện trong môi trường quân đội đã từng bước mang lại cuộc sống tốt đẹp cho mình, cho gia đình, cho xã hội. Tổng thu nhập của Tráng Văn Hảo một năm đạt khoảng 150 triệu đồng, anh còn tạo công ăn, việc làm, thu nhập thêm cho 6 lao động tại địa phương bằng cách cùng nhau chăm sóc hoa hồng, chăm sóc su su, sản xuất giống cây ăn quả... Sống có trách nhiệm với gia đình, với cộng đồng, xã hội, Tráng Văn Hảo được cấp ủy, chính quyền thị trấn tín nhiệm trao cương vị Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Xóm Mới B. Với cương vị này, anh luôn nhiệt tình, năng động với công tác Hội và có nhiều hình thức vận động, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế gia đình.


AN DƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đảng viên trẻ người Dao năng động
HGĐT- Với dáng vóc nhỏ bé, trên nét mặt không dấu nổi sự lam lũ của một chàng trai người Dao, bằng tinh thần vượt khó và sáng tạo của mình, Triệu Tà Vủi - một Đảng viên trẻ, Bí thư Chi đoàn thôn - nổi lên không chỉ là tấm gương làm kinh tế giỏi mà còn là một cán bộ Đoàn đầy nhiệt huyết và năng động.
30/03/2011
Công an Xín Mần làm theo lời Bác
HGĐT- Đầu năm 2011 tôi về Xín Mần trong không gian mùa Xuân miền Tây ấm áp. Tết yên vui, no ấm và bình yên là nhận xét đánh giá của đồng bào trong mùa lễ hội đầu tiên trong năm mới. Chị Giàng Thị Xay, vợ của anh Sùng Nù Sấn, Trưởng Công an thị trấn Cốc Pài cho biết: Tết đến, Xuân về nhà nhà tụ hội đông vui còn chồng chị thì bám riết đêm ngày cùng lực lượng an ninh để cho Tết
28/03/2011
Chuyện của ...Tứ nông dân
HGĐT- Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông nơi đất Tổ Vua Hùng, cũng như bao thanh niên cùng trang cùng lứa, Nguyễn Đình Tứ xung phong lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; đó là vào năm 1993 khi ấy Tứ vừa tròn 20 tuổi.
28/03/2011
Người bác sỹ về bản vùng cao
HGĐT- Là chàng trai quê tận huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá, nhưng bác sỹ trẻ Đỗ Ngọc Dũng lại lên công tác ở Hà Giang và về “cắm bản” tại xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên. Càng ngạc nhiên hơn khi bác sỹ trẻ này về công tác ở 2 xã khó khăn thì chỉ sau một thời gian ngắn, cả 2 xã đều được công nhận Chuẩn quốc gia về Y tế.
25/02/2011