Đảng dẫn lối dân đi. Kỳ I: Cuộc “cách mạng” thay đổi tư duy

10:49, 14/09/2023

BHG - Nhận diện rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói, nghèo bủa vây miền đá biên cương, ngày 1.5.2022, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 27 về “Xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 27). Chỉ sau hơn 1 năm nghị quyết “thấm” vào cuộc sống, “ánh sáng” soi đường của Đảng như một “làn giói mới” giúp xua tan đêm trường đói, nghèo để dẫn lối đồng bào xây dựng cuộc sống ấm no.

Một buổi tuyên truyền về xóa bỏ hủ tục trên địa bàn thị trấn Mèo Vạc.
Một buổi tuyên truyền về xóa bỏ hủ tục trên địa bàn thị trấn Mèo Vạc.

Hà Giang - mảnh đất biên cương đá xám với nhiều nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng truyền thống được bảo tồn và phát huy; nhưng còn một số hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào các dân tộc đã “bám rễ” sâu trong đời sống người dân. Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt: “thường xuyên, liên tục, hiệu quả, bền vững”, trên cơ sở cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm; lựa chọn và quyết tâm đột phá vào những vấn đề khó để tạo ra sự thay đổi, chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần giảm nghèo bền vững, Nghị quyết 27 xác định một trong những nhiệm vụ hàng đầu đó là tạo ra cuộc “cách mạng” tư duy.

“Lấy xây để chống”

Mặc dù là địa phương đông đồng bào dân tộc sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, nhưng tỉnh đã khắc phục khó khăn để thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng bộ với phát triển KT – XH, đảm bảo QP – AN. Qua đó, đời sống nhân dân từng bước nâng lên; nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Nhiều nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng truyền thống như: Tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghi lễ truyền thống, lễ hội dân gian… tạo nên bản sắc văn hóa riêng, độc đáo của miền đá Hà Giang.

Tuy nhiên, một số hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu trong đồng bào các dân tộc đã trở thành rào cản phát triển kinh tế, khiến vòng luẩn quẩn đói, nghèo luôn đeo bám đời sống người dân nơi đây, như: Người chết chưa đưa vào áo quan khi làm tang ma; giết mổ nhiều gia súc, tổ chức đám tang dài ngày; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn xảy ra; một số nghi lễ trong cúng bái còn rườm rà, gây lãng phí, tốn kém, ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe người dân; một số phong tục, truyền thống tốt đẹp có nơi bị lợi dụng, biến tướng, gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội; việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa chưa tốt; phong tục, tập quán, văn hóa đặc trưng một số dân tộc thiểu số đang bị mai một…
Công an huyện Mèo Vạc tuyên truyền người dân xóa bỏ hủ tục.
Công an huyện Mèo Vạc tuyên truyền người dân xóa bỏ hủ tục.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống, Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 443, ngày 18.10.2021 về việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; 11/11 huyện, thành phố, 193/193 xã, phường, thị trấn thành lập Ban Chỉ đạo xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc và ban hành quy chế hoạt động, đảm bảo cơ cấu, thành phần tham gia; đặc biệt, 2.071/2.071 thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ tuyên truyền, vận động để tạo sự thống nhất về ý chí và hành động với quyết tâm “lấy xây để chống” và “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”.

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Vương Ngọc Hà cho biết: Nhận thức rõ tuyên truyền, vận động làm thay đổi tư duy, nhận thức, hành động của người dân, từ đó thực hiện tốt chính sách dân tộc gắn với thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân, Ban Tuyên giáo cấp ủy các cấp trong tỉnh xác định cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó phát huy tốt ưu thế của các loại hình phương tiện truyền thông, vai trò hạt nhân của bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, người có uy tín, thầy cúng, trưởng dòng họ; tính tiên phong, gương mẫu đi đầu trong xóa bỏ hủ tục của cán bộ, đảng viên…

Bám sát chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền tỉnh và thực tiễn đời sống, Ban Tuyên giáo các cấp xác định nội dung tuyên truyền cụ thể; đa dạng hóa các hình thức, nội dung thông tin tuyên truyền phù hợp, chú trọng ưu tiên sử dụng ngôn ngữ dân tộc địa phương, tuyên truyền lưu động, tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa, thực hiện tốt chuyển đổi số… Qua đó, nâng cao hiệu quả tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, sinh động, phù hợp với người nghe, xem.

Với quan điểm “lấy xây để chống”, đưa tuyên truyền đi trước một bước, các cấp, ngành đa dạng hình thức tuyên truyền bằng việc: Đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong trường học; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lịch sử, giáo dục pháp luật trong các trường học. Đẩy mạnh truyền thông y tế, nâng cao nhận thức trong nhân dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; tuyên truyền tác hại, hậu quả của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng các mô hình, triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án ở cơ sở gắn với thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh.

Đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong trường học là cách làm giúp huyện Xín Mần dần xóa bỏ hủ tục.
Đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong trường học là cách làm giúp huyện Xín Mần dần xóa bỏ hủ tục.

Các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đổi mới hình thức tuyên truyền như: Tổ chức hội thi trắc nghiệm trực tuyến, hội thảo, hội nghị, mạn đàm với người có uy tín trong các dòng họ; tuyên truyền tại các buổi chợ phiên, tuyên truyền bằng xe chuyên dụng, tuyên truyền trong các trường học thông qua các hội thi bằng hình thức sân khấu hóa; lồng ghép tại các buổi sinh hoạt chi bộ, họp thôn, các buổi sinh hoạt cộng đồng; tuyên truyền trực quan bằng băng zôn, khẩu hiệu, tờ rơi tích hợp mã QR, hệ thống loa truyền thanh ở tổ dân phố…

Chỉ sau hơn 1 năm, toàn tỉnh tổ chức 651 hội nghị, hội thảo bàn giải pháp xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh; tổ chức 7.100 buổi tuyên truyền, thu hút gần 614 nghìn lượt người tham gia; tiêu biểu như các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Bắc Mê, thành phố Hà Giang… Mặt khác, các cấp ủy quan tâm phát huy tốt vai trò của Hội nghệ nhân dân gian (thầy mo, thầy cúng, thầy khèn…), các già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân cư cùng tham gia vận động nhân dân thực hiện xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh thông qua các quy ước, hương ước, qua việc xem ngày, giờ cho đám cưới, đám tang; tổ chức hội nghị chuyên đề để lấy ý kiến tham gia của từng dân tộc, từng dòng họ và tổ chức ký cam kết thực hiện.

Nhất quán phương châm “mưa dầm thấm lâu”

Xác định việc thay đổi nếp sống, suy nghĩ của đồng bào các dân tộc không phải chuyện “một sớm, một chiều”, tỉnh đã nhất quán phương châm tuyên truyền “mưa dầm thấm lâu” để tạo ra cuộc “cách mạng” thay đổi tư duy người dân. Theo đó, các xã, thị trấn lựa chọn những người có uy tín, có ảnh hưởng lớn trong các dòng họ và trong cộng đồng dân cư để tuyên truyền; coi đây là nòng cốt vận động các gia đình thực hiện xóa bỏ hủ tục, nhất là trong tổ chức các đám tang, lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Tuyên truyền xóa bỏ hủ tục được đa dạng bằng nhiều hình thức. 
Trong ảnh: Một tiết mục sân khấu hóa tại hội thi dân vận khéo xóa bỏ hủ tục tại huyện Mèo Vạc.

Tuyên truyền xóa bỏ hủ tục được đa dạng bằng nhiều hình thức.

Trong ảnh: Một tiết mục sân khấu hóa tại hội thi dân vận khéo xóa bỏ hủ tục tại huyện Mèo Vạc.

Yên Minh – địa phương đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống bằng cách thường xuyên giao nhiệm vụ cụ thể cho Hội nghệ dân gian tham gia xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu. Hội nghệ nhân dân gian các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện; các hội viên phối hợp với lãnh đạo các trường học làm tốt công tác truyền dạy văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc cho học sinh. Nhận diện hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu của từng dân tộc thiểu số để định hướng hoạt động của các thầy cúng, các tổ kèn trống phù hợp với nếp sống văn minh trong các đám tang, lễ truyền thống của các dân tộc thiểu số, trong đó: Các thầy cúng (đối với dân tộc Tày, Giấy, Dao…) giảm các nghi lễ, thời gian cúng, tế; các tổ kèn, trống giảm thời gian và tiền công. Qua đó, nhiều hội viên Hội nghệ nhân dân gian của các xã, thị trấn thực hiện tốt việc giảm dần các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu trong các đám cưới, đám tang, lễ truyền thống của nhân dân các dân tộc.

Ông Cháng Quang Thảm, nghệ nhân dân gian xã Na Khê (Yên Minh) là người được đồng bào dân tộc Dao ở xã kính trọng, bởi ông có thể thực hiện hết các nghi lễ cấp sắc. Ông Thảm chia sẻ: “Lễ cấp sắc là phong tục bắt buộc theo tín ngưỡng của người Dao. Chỉ những người đàn ông được cấp sắc mới được coi là trưởng thành. Trước đây, Lễ cấp sắc tốn khá nhiều thời gian do phải thực hiện nhiều nghi thức và khá tốn kém về tiền bạc. Sau khi được tuyên truyền, vận động và nhận thấy nhiều nội dung gây tốn kém, bản thân tôi đã thống nhất với các hộ thực hiện việc cắt giảm thời gian cúng, nghi lễ. Từ đó, tạo được sự đồng thuận của bà con, giảm bớt gánh nặng cho các gia đình”.

Giống như Yên Minh, một số dân tộc thuộc vùng đồng bào thiểu số ở Mèo Vạc tồn tại không ít hủ tục. Vì vậy, các xã, thị trấn ở Mèo Vạc lấy tuyên truyền, vận động làm nhiệm vụ trọng tâm. Huyện thành lập tổ vận động xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh ở các thôn, tổ dân phố. Trong đó, tổ trưởng tổ vận động là bí thư chi bộ; căn cứ điều kiện từng thôn sẽ bổ sung thành viên là cán bộ xã, công an xã, thầy cô giáo, người có uy tín, trưởng các dòng họ… Hiện nay, 199 thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện đều thành lập tổ vận động, trong đó mỗi xã có 2 tổ làm mẫu điển hình.

Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, Nguyễn Huy Sắc cho biết: Các tổ vận động thực hiện theo cách rà soát, nắm tình hình các hủ tục, nếp sống chưa văn minh còn tồn tại trên địa bàn; xác định nhiệm vụ trọng tâm và trực tiếp tuyên truyền, vận động; đưa các nội dung xóa bỏ hủ tục lạc hậu và xây dựng nếp sống văn minh vào quy ước, hương ước của thôn, tổ dân phố. Sau hơn 1 năm triển khai, các tổ đã vận động được 318/507 đám tang tổ chức không quá 48 tiếng, 369/507 đám giết mổ 1 con gia súc, 37/507 đám không giết mổ gia súc; vận động, giải tán thành công 158/163 trường hợp tảo hôn.

Có thể khẳng định, những “trái ngọt” sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 27 được xây dựng bằng việc kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo đồng thuận, hưởng ứng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Thực hiện hiệu quả phương châm tuyên truyền “mưa dầm thấm lâu” giúp Nghị quyết 27 thực sự đi vào cuộc sống; tác động mạnh mẽ, tích cực tới việc xóa bỏ các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc nơi địa đầu cực Bắc. Kết quả đó còn được tạo nên bởi tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên đã truyền cảm hứng cho nhân dân đi theo con đường của Đảng.

 Bài, ảnh:  KIM TIẾN

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đảng mang sức sống mới về bản Mông “5 không”

BHG - Pờ Chừ Lủng - một thôn 100% là đồng bào người dân tộc Mông đặc biệt khó khăn ở xã Ngam La, huyện Yên Minh từng là bản “5 không”: Không đường, không điện, không nước sạch sinh hoạt, không sóng viễn thông, không hộ trung bình khá. Nhưng nhờ có sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, sức sống mới đang về với Pờ Chừ Lủng.

30/08/2023
Xây dựng lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trong sạch vững mạnh
BHG - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến công tác tư tưởng, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên nhằm truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng trong xã hội, khơi dậy tinh thần yêu nước, thúc đẩy các tầng lớp nhân dân hành động tích cực và sáng tạo để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng. Người dạy rằng: “Tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm, trong và ngoài Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ mới thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất” (1).
30/08/2023
Quy định 213 góp phần phát huy mối quan hệ “máu thịt” giữa Đảng với Nhân dân
BHG - V.I.Lê-nin lúc sinh thời nhấn mạnh, "một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất đối với Ðảng là tự cắt đứt liên hệ với quần chúng". Chủ tịch Hồ Chí Minh, người vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định, “Đảng dựa vào quần chúng, quan tâm đến quyền lợi của quần chúng, đi theo đường lối quần chúng, nếu xa rời quần chúng Nhân dân thì sẽ thất bại”.
28/08/2023
Phát huy "công cụ" tự phê bình và phê bình trong công tác xây dựng Đảng
BHG - Theo kết quả đánh giá về công tác xây dựng Đảng nói chung, hàng năm tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đều chiếm trên 90%, trong đó có nhiều tổ chức đảng và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 
26/06/2023