Thầm lặng vai trò hòa giải viên

08:12, 24/09/2013

HGĐT - Đẩy mạnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, củng cố tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, hạn chế đơn thư khiếu kiện, phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay từ cơ sở... đó chính là vai trò quan trọng đối với mỗi hòa giải viên ở thôn, bản trong nhiều năm qua.


Củng cố tình đoàn kết:

 

Công việc của các hòa giải viên thôn, bản là giải quyết các tình huống tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân liên quan đến các lĩnh vực dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, thừa kế... Được nghe và chia sẻ hoạt động của các anh, chị làm công tác hòa giải mới thấy hết sự vất vả của công việc này. Nhiều người nói vui rằng, đây là việc “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” quả không sai khi các hòa giải viên đều tự nguyện làm việc mà không có sự hỗ trợ kinh phí nào. Làm hòa giải cần có sự nhiệt tình và lòng kiên trì vì nhiều khi tổ hòa giải phải bỏ việc ruộng nương ở nhà đi hòa giải tại nhà hàng xóm, đôi lúc còn nhận được những thái độ khó chịu từ người trong cuộc.



Các hòa giải viên tiêu biểu tại Hội thi “Hòa giải viên giỏi” toàn tỉnh lần thứ II.
 

Dù vậy, niềm vui khi hòa giải, hàn gắn mối quan hệ cho nhiều người đã trở thành nguồn động lực để các hòa giải viên kiên trì với công việc. Bác Lý Đại Thông, hòa giải viên ở xã Quản Bạ (Quản Bạ) chia sẻ: “Ca” khó của tôi là việc hàn gắn cho một gia đình có tư tưởng trọng nam, kinh nữ. Nhà này sinh được 2 con gái, hoàn cảnh khó khăn nên chị vợ không muốn sinh thêm nhưng chồng bắt sinh. Hàng ngày bị chồng mắng chửi sau những cơn say rượu khiến chị thấy tủi nhục. Một lần, vì không chịu nổi, chị bỏ nhà đi, anh chồng ở nhà mãi không thấy vợ về thì tỏ ra lo lắng cho con gái đi tìm vợ về và tới tìm bác Thông tâm sự. Lập tức bác Thông và các thành viên của tổ hòa giải đã đến nhà sau khi tìm thấy chị vợ về, cùng ngồi ăn cơm với gia đình để tìm hiểu nguyên nhân cãi nhau. “Biết anh chồng muốn có thêm con trai, chúng tôi phân tích với anh nhiều nhà khác trong xã kinh tế khá giả, toàn con gái còn không muốn đẻ thêm, đàn bà sinh con vất vả lắm, nhà anh sinh thêm con lấy gì mà ăn. Sau khi đã hiểu thông thì mẫu thuẫn ở gia đình anh này đã bớt căng thẳng hơn”, bác Thông kể. Theo kinh nghiệm của các hòa giải viên thì hòa giải phải dựa vào uy tín, kinh nghiệm, kiến thức về đạo đức, xã hội và pháp luật để giải quyết tình huống.

 

Với kinh nghiệm lâu năm của chị Trương Thị Xén, hòa giải viên ở xã Phố Bảng (Đồng Văn) thì mâu thuẫn hay xảy ra ở các thôn, bản là xích mích giữa vợ chồng, giữa mẹ chồng và nàng dâu..., hòa giải viên phải dùng nhiều cách để lôi kéo, hàn gắn họ. Trước đây, chị Xén đã từng giải quyết một vụ mẹ chồng và nàng dâu thường xuyên xích mích nhau, bà mẹ hơn 80 được Nhà nước trợ cấp tiền, con dâu đi lĩnh hộ những không đưa cho mẹ chồng. Sau nhiều năm, bà mẹ phản ánh với tổ, các thành viên của tổ hòa giải đã tới khuyên giải cô con dâu phải chăm sóc mẹ chồng và bà mẹ chồng cũng nên đưa một phần tiền trợ cấp cho con dâu để mua phân bón, ngô, thóc... lo cho đời sống gia đình.

 

Một tồn tại phổ biến khác ở các thôn, bản là vấn đề tranh chấp đất đai. Anh Phạm Ngọc Ánh, xã Nam Sơn (Hoàng Su Phì) nhận định: “Ở các thôn, bản vẫn còn tình trạng tranh chấp bờ ruộng, tường rào, cho vay, mượn đất không có giấy tờ... Tôi đã từng hòa giải trường hợp tranh chấp đất đai do 2 người hàng xóm cho nhau mượn đất, anh mượn đất sau nhiều năm trồng cấy, thu hoạch được mùa thì không muốn trả đất lại cho hàng xóm nữa với lý do mình đã bỏ công sức ra khai hoang cho đất mầu mỡ. Chúng tôi phải đến phân tích mãi cho gia đình họ hiểu rằng đất mượn đã có sổ đỏ được Nhà nước công nhận, nếu cứ giữ đất là bất hợp pháp”, điều này cho thấy, người dân còn thiếu hiểu biết về các chính sách, chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

 

Góp phần đưa kiến thức pháp luật đến người dân:

 

Phó Giám đốc Sở Tư pháp - Nguyễn Duy Sụn - cho biết: “Tỉnh đã triển khai công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật đến quần chúng nhân dân qua nhiều hình thức như thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thi hòa giải viên cấp tỉnh... trong đó có đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở với số lượng lớn hơn 12.000 người; hàng năm được bồi dưỡng các kiến thức pháp luật để tuyên truyền tới nhân dân thông qua công tác hòa giải. Tuy nhiên, hiện nay còn khó khăn về thực hiện chế độ hỗ trợ kinh phí cho các hòa giải viên, kiến thức chuyên môn của đội ngũ này chưa sâu, trình độ tiếp cận kiến thức pháp luật còn yếu, chủ yếu là dựa vào uy tín, lòng nhiệt tình.”

 

Tuy còn một số hạn chế, song đội ngũ hòa giải viên đã làm tốt việc nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng trong nhân dân, phát hiện các vấn đề, phối hợp với MTTQ giải quyết các vụ mâu thuẫn, tranh chấp... bằng cách hòa giải theo ý kiến của hai bên, phù hợp với phong tục tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật đã đem lại sự đoàn kết trong các thôn, bản và góp phần vào phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân.


Lê Hải

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sau những chén rượu... đắng
HGĐT - Chúng tôi về Tả Chả Lảng, một xóm nghèo của xã S.Tr, Mèo Vạc trong buổi chiều mưa rừng xao xác. Nơi đây giường như vẫn chưa nguôi ngoai câu chuyện đắng lòng giữa 2 người đàn ông trụ cột của 2 gia đình người Mông nghèo, đông con sau một cuộc rượu.
24/09/2013
Đoàn từ thiện Phất giáo thị xã Từ Sơn tặng quà 2 xã Lũng Pù và Khâu Vai
HGĐT - Chiều 21.9, đoàn từ thiện chùa Thiên Khánh (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) do sư thầy Thích Hạnh Vinh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho các hộ đồng bào nghèo tại 2 xã Lũng Pù và Khâu Vai (huyện Mèo Vạc).
23/09/2013
Hội An hưởng ứng ‘Ngày không khói xe’
Sáng 22.9, hàng trăm đoàn viên, thanh niên và du khách tại đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) đã tuần hành bằng xe đạp hơn 1 giờ để hưởng ứng chương trình “Ngày không khói xe - Car free day 2013”.
23/09/2013
Xín Mần, 47 học sinh nhập viện vì nghi bị ngộ độc thực phẩm
HGĐT - Theo tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, ngày 20.9, trên địa bàn huyện Xín Mần xảy ra 2 vụ việc nghi bị ngộ độc thực phẩm khiến 47 học sinh ở 2 trường học phải nhập viện (trong đó, 18 em là học sinh trường Tiểu học thị trấn Cốc Pài và 29 em học sinh của trường THCS xã Tả Nhìu).
23/09/2013