“Bức tranh” việc làm cho thanh niên nông thôn vẫn còn... đơn điệu!

07:51, 06/09/2012

HGĐT- Từ năm 2006 – 2011, có 13 thanh niên trên địa bàn tỉnh ta vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của, đó là một con số ấn tượng chứng minh nhiều thanh niên nông thôn đã biết phát huy lợi thế địa phương và đang có những bước đi vững chắc trên con đường phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu nhập ổn định...



Đào tạo nghề thủ công truyền thống, hướng giải quyết việc làm hiệu quả cho thanh niên nông thôn.

Tuy nhiên, đây chỉ là những hiện tượng điển hình, còn số thanh niên được học nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ chiếm chưa đầy 50% số thanh niên có nhu cầu học nghề và nhu cầu giải quyết việc làm thường xuyên. Điều này cho thấy, việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn hiện vẫn còn là... bài toán khó.


Hiện tại, tỉnh ta có trên 200.000 thanh niên, chiếm khoảng 30% dân số toàn tỉnh, trong đó thanh niên nông thôn chiếm đa số với trên 50%. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đoàn các cấp, đã có trên 60.000 thanh niên được tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp nhằm giúp thanh niên học và tìm nghề phù hợp với năng lực và nhu cầu thực tế của địa phương; 1.600 thanh niên được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất kinh doanh; trên 36.800 thanh niên được học nghề bao gồm các lớp học nghề 3 tháng, sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề, chiếm 46% số thanh niên có nhu cầu học nghề; trên 28.200 thanh niên đã được giải quyết việc làm, chiếm gần 48% số thanh niên có nhu cầu giải quyết việc làm thường xuyên; xây dựng được 32 điểm trình diễn mô hình chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp; duy trì hoạt động thường xuyên 124 trang trại kinh tế do thanh niên làm chủ, 59 hợp tác, tổ hợp tác xã, 178 câu lạc bộ khuyến nông thanh niên với trên 2.600 hội viên tham gia thường xuyên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế; xuất hiện nhiều điển hình thanh niên nông thôn sản xuất, kinh doanh giỏi, không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều thanh niên khác ở địa phương như: Mô hình phát triển kinh tế của anh Lý Chòi Nhàn (Hoàng Su Phì),Đường Văn Phình (Đồng Văn), Hoàng A Páo (Mèo Vạc)... Bên cạnh đó, theo thông tin từ cơ quan Tỉnh đoàn, hiện nay các cơ sở Đoàn trên địa bàn đang quản lý 312 tỷ đồng/681 tổ tiết kiệm vay vốn từ nguồn vồn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, giúp nhiều hội viên có nguồn vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo... Những kết quả này ghi nhận sự nỗ lực vươn lên của lực lượng thanh niên nông thôn, làm tốt vai trò tuổi trẻ xung kích trong phát triển kinh tế. Nhưng xét về sự phát triển bền vững thì “bức tranh” việc làm cho thanh niên nông thôn vẫn còn rất... đơn điệu!


Có thể nói không quá rằng, phát triển kinh tế trong lực lượng thanh niên nông thôn hiện nay vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Thanh niên có phong trào lập thân, lập nghiệp nhưng ngoài việc tham gia một số lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, một số ít được tham gia chuyển giao ứng dụng KHKT thì hầu như không có một chương trình hỗ trợ nào về nguồn tài chính làm “đòn bẩy” giúp thanh niên lập nghiệp. Nhiều thanh niên phải bỏ dở ước mơ làm giàu vì không có vốn. Thanh niên Nguyễn Văn Toàn, xã Việt Lâm (Vị Xuyên), người vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2010, trong cuộc trò chuyện với chúng tôi đã chia sẻ: “Ngoài việc tập huấn một vài chương trình về kỹ thuật chăn nuôi, chuyển giao ứng dụng KHKT, tôi hoàn toàn phải tự xoay sở nguồn vốn để sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường. Nghề chăn nuôi gặp nhiều rủi ro, thị trường bất ổn... chúng tôi hy vọng các cấp Hội, đoàn thể tạo điều kiện làm cầu nối để có những chương trình hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm giúp người chăn nuôi yên tâm và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng”. Lời tâm sự của anh Toàn cũng đang là thực trạng chung trong vấn đề lập nghiệp của thanh niên nông thôn hiện nay. Một thực tế khác đang đặt ra là sự đơn điệu đến từ chính trong công tác giảng dạy, tập huấn nghề nghiệp cho thanh niên. Sự thiếu kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn đã khiến nhiều thanh niên sau khi học nghề không đủ năng lực, tự tin để lập nghiệp.


Bên cạnh đó, có một thực tế đang hiện hữu rõ nét là chúng ta chưa phát huy được lợi thế về tạo việc làm cho lao động nông thôn trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tỉnh ta có các làng nghề truyền thống gắn với văn hóa của các dân tộc; sự ra đời và phát triển của hàng loạt các làng văn hóa du lịch cộng đồng; Cao nguyên đá Đồng Văn có danh sách trong mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu; ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận di tích danh thắng cấp Quốc gia; hệ thống các hang động và hàng loạt các điểm tham quan du lịch khác... Nếu khai thác tốt lợi thế này, đa dạng hóa các loại hình du lịch, dịch vụ thì sẽ tạo thêm rất nhiều việc làm cho lao động nông thôn (đặc biệt là lao động nữ), trong đó thanh niên chiếm đa số. Mặt khác, phần lớn thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh ta là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn nên việc tiếp cận tiến bộ KHKT trong sản xuất kinh doanh gặp nhiều hạn chế; nhiều thanh niên chưa có tư duy độc lập trong làm ăn, chưa sẵn sàng lập nghiệp, và hiện tượng thanh niên đi lao động tự do còn phổ biến... Đây chính là những nguyên nhân khiến nhiều thanh niên nông thôn rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm thường xuyên.


Trong thời đại kinh tế hội nhập như hiện nay, tuổi trẻ luôn năng động và đóng vai trò xung kích trong phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, mỗi địa phương vì vậy đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để thanh niên học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển tài năng... luôn là vấn đề cấp thiết cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức Hội, đoàn thể. Đối với một tỉnh nghèo như Hà Giang, bài toán khó này càng cần phải sớm có lời giải?


BIỆN LUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tháng Tám trên quê hương cách mạng Pác Bó
HGĐT- Trong không khí chung của người dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9, chúng tôi – những người làm báo Hà Giang - có dịp được về thăm quê hương Pác Bó, tỉnh Cao Bằng, nơi “cội nguồn” cách mạng, để được hòa mình vào “bảo tàng” sống động về không gian và thời gian, nơi lưu trữ những địa danh, hiện vật gắn liền với giai
30/08/2012
Vùng chè Ngam La đang hồi sinh
HGĐT- “Mấy năm nay chè được giá, người dân quan tâm hơn đến việc chăm sóc, thu hái đúng kỹ thuật nên cây chè cho năng suất, sản lượng cao hơn trước; chất lượng chè ngon hơn và thu nhập từ cây chè cũng tăng lên đáng kể, Những yếu tố đó giúp hồi sinh vùng chè Ngam La...”. Đó là những lời khẳng định của anh Nguyễn Văn Du, Bí thư Đảng ủy xã Ngam La (Yên Minh).
30/08/2012
Một Bí thư Đoàn xã năng động, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới
HGĐT- Trong chuyến xuống cơ sở lần này, tôi đi theo một ý định khác. Cũng tại hôm trước chị Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã điện cho tôi: "Này anh nhà báo ạ, anh Thào Chờ Sáu lại hiến mảnh đất nữa để xây dựng trường mầm non cho bản, vậy mà không có kinh phí, chẳng biết lấy đâu ra tiền để đầu tư xây dựng cả...".
29/08/2012
Tuyên dương Thanh, thiếu nhi tiêu biểu trong hoạt động Đoàn - Đội hè 2012
HGĐT- Tối 27.8, Thành đoàn Hà Giang tổ chức Lễ tuyên dương thanh, thiếu nhi tiêu biểu trong hoạt động Đoàn – Đội hè năm 2012. Đến dự có lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Hà Giang; đại diện các nhà tài trợ cùng đông đảo thanh, thiếu nhi tiêu biểu thành phố.
29/08/2012