Bắc Quang viết tiếp trang sử Anh hùng

Thành tựu đổi mới

08:07, 28/08/2012

HGĐT- Phấn đấu để đạt được danh hiệu Anh hùng đã khó, làm thế nào để gìn giữ, phát huy được danh hiệu đó lại càng khó hơn? Bên cạnh đó là trách nhiệm của Đảng bộ tỉnh giao cho Bắc Quang lại vô cùng lớn lao, đó là: Bắc Quang “phải” trở thành vùng kinh tế “trọng điểm”, ví như một “đầu tàu” kéo theo nền kinh tế phát triển.
Kỳ 1: Theo những nẻo đường kháng chiến



                                              Một góc Bắc Quang.

Mục đích đặt ra đã rõ, còn làm gì để đạt được? Trong công tác xây dựng Đảng, Bí thư Huyện uỷ Bắc Quang Đàm Xuân Lan cho biết: Xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong hệ thống chính trị luôn trong sạch là mấu chốt, từ đó mới tạo ra mối đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Ngày nay, Bắc Quang với gần 8.000 đảng viên, hiện đang sinh hoạt trong 84 cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ huyện và 382 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Các đảng viên đó giữ vai trò then chốt trong các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Tại đó, các đảng viên luôn đi đầu, gương mẫu trong các mô hình làm kinh tế, lôi kéo, thuyết phục quần chúng làm theo. Tạo ra sự thống nhất trong Đảng là tạo ra nguồn sức mạnh to lớn để Bắc Quang thực hiện vai trò “đầu tàu” trong phát triển. Làm được điều trên, Đảng bộ huyện luôn coi trọng công tác “tự phê bình và phê bình” trước Đảng, trước dân. Lấy đó vừa làm mục tiêu, vừa làm động lực để cho Đảng luôn trong sáng, tự đổi mới, đủ sức lãnh đạo toàn dân đi theo con đường của Đảng và Bác Hồ đã chọn.


Làm sao để phát huy hết tiềm năng về đất đai, nguồn lực, trí sáng tạo của huyện Bắc Quang? Chủ tịch UBND huyện Hoàng Quang Phùng vui vẻ cho hay: Có sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là sức mạnh của Đảng bộ, nhân dân. Một cơ chế “mở” hết sức thông thoáng, là giải pháp tối ưu mà Bắc Quang đang làm. Nhờ đó mà trong điều kiện hết sức khó khăn hiện nay, 156 doanh nghiệp, 116 HTX cùng 1.980 cơ sở, hộ kinh doanh hiện đang làm ăn, đứng chân tại địa bàn vẫn phát triển tốt. Nguồn thu vào ngân sách huyện mỗi năm trên 60 tỷ đồng, chỉ đứng sau thành phố Hà Giang. Trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, nguồn thu trên cho thấy Bắc Quang vẫn tạo ra các bước phát triển đáng ghi nhận. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 50 tỷ đồng. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đi kèm với phát triển dịch vụ, du lịch, thương mại làm “đầu kéo” cho cả nền kinh tế của huyện.


Điểm lại tình hình sản xuất vừa qua cho thấy: Bắc Quang đã có trên 3.200 ha lúa xuân; có trên 50 cánh đồng mẫu lớn diện tích vài chục ha/1mô hình thâm canh cao được áp dụng thành công. Bên cạnh đó là ngô trên 1.700 ha, lạc gần 1.400 ha và nhiều diện tích rau màu khác đã mang đến những mùa vụ bội thu với gần 25.000 tấn lương thực. Vụ mùa này, diện tích lúa đang thời con gái chủ yếu bằng giống mới, thâm canh cao là 4.876 ha. Tiếp đó là lợi thế cây chè 5.278 ha, có 4.761 ha đang cho thu hoạch đã và đang nuôi sống, làm giàu cho cả vạn hộ nhà nông và các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu trên địa bàn. Hiện nay, cây chè là cây phát triển bền vững nhất trên địa bàn, ngày càng đi vào đời sống sản xuất trong mỗi nhà nông. Qua ghi nhận, hiện nay giá thu mua chè dao động từ 3-5 ngàn đồng/kg; năng suất bình quân 6-7 tấn/ha/năm đã mang lại cho Bắc Quang nguồn thu bền vững trong mỗi gia đình. Chăn nuôi theo các mô hình trang trại vừa và nhỏ tại các hộ gia đình tại Bắc Quang cũng rất đáng ghi nhận. Về phát triển trang trại, hiện nay Bắc Quang đang đứng đầu toàn tỉnh về chăn nuôi đại gia súc, gia cầm với tổng đàn gần 1 triệu con, trong đó đàn trâu 23.250 con, dê trên 13 ngàn con, lợn trên 71 ngàn con. Ngoài ra còn thế mạnh về phát triển thuỷ sản trên 700ha ao nuôi cá, mỗi năm cho hàng ngàn tấn cá thương phẩm phục vụ tiêu dùng. Cây ăn quả cam, quýt hàng ngàn ha; cam Sành Bắc Quang đã trở thành thương hiệu nổi tiếng thơm ngon trong lòng người tiêu dùng cả nước, là món quà kết nặng tâm linh trong bàn thờ tiên tổ mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Về Bắc Quang mùa này là đi trong “hương cam” thơm ngọt của “Mùa thu chín”! Vị ngọt trên quê hương cách mạng của 67 năm về trước hiện nay đang tiếp thêm nguồn lực cho Bắc Quang vươn dậy. Thế mạnh về rừng tại đây đã giữ chân 3 Lâm trường Trung ương với diện tích hàng chục ngàn ha, mỗi năm góp phần đóng góp to lớn cho ngành công nghiệp giấy cả nước tới vài chục ngàn tấn nguyên liệu. Ngoài ra, hàng năm đồng bào trong huyện trồng mới trên dưới 2.000 ha rừng kinh tế. Hướng đi “nông, lâm kết hợp” theo hình thức trang trại cho giá trị kinh tế lớn là điểm nổi trội trong phát triển nông, lâm nghiệp tại Bắc Quang hiện nay. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, Bắc Quang đã cung cấp gỗ các loại 1.418 m3, nguyện liệu sợi ngắn 10.052,5 m3, sợi dài 225 tấn và 265 tấn lâm sản khác...


Hiện nay, Bắc Quang đang tập trung chỉ đạo phát triển các mô hình sản xuất hàng hoá quy mô đến năm 2015, nhằm tạo ra đa dạng các sản phẩm hàng hoá chất lượng cao như: Cam sạch, bưởi Diễn, nếp thơm Hữu Sản v.v. Về phát triển công nghiệp, huyện đã tập trung mạnh vào dịch vụ, thương mại và du lịch. Trước mắt, khai thác có hiệu quả Cụm Công nghiệp Nam Quang; đẩy mạnh dịch vụ mua bán, trao đổi hàng hoá tại các trung tâm đô thị: Vĩnh Tuy, Pác Há, ngã ba lối đi Yên Bình, Tân Quang và Chợ trung tâm; khai thác hiệu quả ngành du lịch sinh thái hồ Quang Minh, Nậm An, khu di tích Trọng Con. Đồng thời, xúc tiến công tác quy hoạch xây dựng huyện Bắc Quang thành thị xã Bắc Quang vào năm 2015; xây dựng Tân Quang thành đô thị loại 4... Mở rộng cửa và trải “thảm đỏ” kêu gọi đầu tư theo hướng: Nắm chắc cơ hội, vượt qua thách thức khó khăn tạm thời hiện nay. Song song với đó là coi trọng công tác giáo dục – đào tạo (cả đào tạo nghề cho nông dân); gìn giữ và phát huy bản sắc các dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân theo tinh thần Cách mạng Tháng 8 khi xưa, chí khí anh hùng ngày nay, đưa Bắc Quang mãi trở thành huyện mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng, là điểm đến của đồng bào cả nước và là một nền kinh tế “động lực” của cả tỉnh Hà Giang.


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những nguyên nhân mấu chốt
HGĐT- Theo phản ánh của đại bộ phận cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ở Công ty Cổ phần xi măng Hà Giang, từ tháng 5.2012 đến nay, người lao động ở Công ty không có việc làm, không có lương, nhà máy phải tạm dừng hoạt động, hiện nay cuộc sống của 150 cán bộ, công nhân viên của công ty đang lâm vào hoàn cảnh khốn khó. Vậy thì nguyên nhân từ đâu?
28/08/2012
Vậy đâu là giải pháp để ổn định sản xuất kinh doanh?
HGĐT- Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, nhanh chóng củng cố và đưa công ty đi vào sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, thể theo nguyện vọng của các cổ đông, ngày 4.8.2012, nhóm cổ đông của công ty đã họp dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Minh Nhâm, Trưởng Ban kiểm soát (vắng mặt ông chủ tịch HĐQT, giám đốc và kế toán trưởng). >
28/08/2012
Nỗ lực duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường
HGĐT- Hệ thống giao thông có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạch định chính sách phát triển KT-XH của mỗi địa phương. Với điều kiện đặc thù của tỉnh ta nằm cách xa các trung tâm kinh tế, địa hình rộng, chia cắt mạnh, việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông nhằm rút ngắn khoảng cách với các vùng, miền luôn được đặt lên hàng đầu.
25/08/2012
Cần giúp người dân tránh những “chiếc bẫy” trên phố
HGĐT- Sau khi được công nhận là đô thị loại III, thành phố Hà Giang đã có sự chuyển biến không nhỏ về bộ mặt đô thị, nhiều tuyến phố được chỉnh trang. Tuy nhiên, thời gian qua, tại không ít những tuyến phố đã xuất hiện những điểm nắp bê tông trên các rãnh thoát nước bị các phương tiện vận tải chèn vỡ, gẫy, bị mất. Từ đó, vô hình tạo nên những chiếc bẫy nguy hiểm với người đi
24/08/2012