Sẽ có thêm nhiều trường học được đầu tư công trình vệ sinh hiện đại

08:07, 20/09/2017

BHG - “Các thầy, cô giáo, các em học sinh vừa bước vào năm học mới với nhiều niềm vui, thành tích trong sự nghiệp trồng người nơi biên cương Tổ quốc ngày càng được khẳng định, nhà trường tiếp tục được Nhà nước quan tâm, từng bước đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ học tập” - cô Trần Thị Mừng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thanh Thủy (Vị Xuyên) chia sẻ. Nằm trên địa bàn xã biên giới, năm học này Trường Tiểu học Thanh Thủy có gần 300 học sinh con, em đồng bào địa phương tham gia học tập ở 14 khối, lớp. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các em, những năm qua nhà trường đã, đang được Nhà nước đầu tư hệ thống cơ sở vật chất tương đối đồng bộ, tuy nhiên công trình vệ sinh được xây dựng tạm từ nhiều năm trước vừa lạc hậu, vừa xuống cấp nên ảnh hưởng lớn đến công tác vệ sinh trường học.

Nhà vệ sinh Trường Tiểu học Thanh Thủy được đầu tư đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu của gần 300 học sinh.
Nhà vệ sinh Trường Tiểu học Thanh Thủy được đầu tư đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu của gần 300 học sinh.

Gần 300 học sinh, nhưng chỉ có 4 phòng vệ sinh chật, hẹp, lại được xây dựng tạm bợ nên không đáp ứng được nhu cầu, không xử lý triệt để mùi tạp uế khiến các lớp học gần dãy nhà vệ sinh luôn phải hứng chịu mỗi khi gió thổi mạnh. Mặc dù nhà trường thường xuyên cắt cử các lớp tham gia trực nhật, làm công tác vệ sinh, nhưng cũng chỉ giải quyết được phần nào mùi tạp uế. “Những hạn chế trong công tác vệ sinh đã phần nào được giải quyết khi bước vào năm học mới này, nhà trường được đầu tư dãy phòng vệ sinh khang trang” - cô Mừng cho biết. Cùng với dãy nhà vệ sinh cũ vẫn sử dụng được, nhà trường còn được Chương trình Mở rộng quy mô Vệ sinh (VS) - Nước sạch nông thôn (NSNT) dựa trên kết quả đầu tư hàng trăm triệu đồng, xây dựng khu nhà vệ sinh rộng gần 50m2 với đầy đủ các thiết bị hiện đại như hệ thống tự hoại, các bồn rửa tay... đảm bảo hợp vệ sinh. Khi biết tin được đầu tư, nhà trường ai cũng vui và phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tạo thuận lợi về mặt bằng, nhanh chóng triển khai xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng đúng dịp năm học mới.

Ngoài Trường Tiểu học Thanh Thủy, năm học mới này, có 13 trường học tại 5 xã Thanh Thủy, Linh Hồ, Bạch Ngọc (Vị Xuyên) và Đồng Yên, Xuân Giang (Quang Bình) được đầu tư xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn với tổng mức đầu tư trên 5,76 tỷ đồng. Qua đó, giúp hàng nghìn học sinh được sử dụng công trình vệ sinh mới từ nguồn vốn Chương trình Mở rộng quy mô VS-NSNT dựa trên kết quả. Theo ông Trần Xuân Dương, Phó Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt - Vệ sinh môi trường nông thôn, cơ quan Thường trực Chương trình Mở rộng quy mô VS-NSNT dựa trên kết quả, năm 2017 chương trình tiếp tục đầu tư, thực hiện tiểu hợp phần cấp nước và vệ sinh trường học, kế hoạch duyệt cải tạo, xây mới 26 công trình tại 18 trường học thuộc 9 xã với tiêu chí cung cấp đủ nước sạch, đầy đủ trang thiết bị rửa tay, thiết bị vệ sinh. Hiện tại, cơ quan thường trực đang phối hợp chặt chẽ với bộ phận thực thi Sở GD-ĐT, các trường học, lựa chọn nhà thầu, triển khai các trình tự, thủ tục xây dựng để các em học sinh sớm được sử dụng, tiếp cận các công trình vệ sinh hợp chuẩn trong thời gian sớm nhất.

Chương trình Mở rộng quy mô VS-NSNT dựa trên kết quả được triển khai trên địa bàn 21 tỉnh, thành khu vực miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Nam trung bộ từ năm 2016-2020 với tổng vốn đầu tư hơn 225 triệu USD. Trong đó, vốn vay ODA của Ngân hàng thế giới (WB) 200 triệu USD; vốn đối ứng Chính phủ Việt Nam 25,5 triệu USD. Nguồn vốn trên được phân bổ 187 triệu USD cho hợp phần cấp nước nông thôn, 17 triệu USD thực hiện hợp phần vệ sinh nông thôn và 21 triệu USD dành xây dựng năng lực, truyền thông, giám sát, đánh giá thực hiện. Trên địa bàn tỉnh ta, chương trình được triển khai với nguồn vốn 11,8 triệu USD gồm 10,9 triệu USD vốn WB, vốn đối ứng địa phương 969 nghìn USD. Số kinh phí trên được bố trí thực hiện 11.300 đầu đấu nối, tối thiểu 35 xã đạt vệ sinh toàn xã, 60 công trình vệ sinh trạm y tế, 114 công trình vệ sinh trường học và 5.150 công trình vệ sinh hộ gia đình được xây mới, cải tạo.

Bài, ảnh: Tiến Chiến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khi thợ cắt tóc làm... tuyên truyền viên

BHG - Vài năm trở lại đây, quán cắt tóc của chàng thanh niên Hoàng Trung Huế (sinh năm 1984) đã trở nên quen thuộc với đông đảo đoàn viên, thanh niên và người dân xã Việt Lâm (Vị Xuyên). Hình ảnh chàng thanh niên vừa nhanh tay cắt tóc cho khách vừa tranh thủ tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS đã trở thành "đặc sản" mà không một quán cắt tóc nào trên địa bàn có được.

19/09/2017
Đoàn từ thiện Vì trái tim trẻ thơ tặng quà tại xã Du Già (Yên Minh)

BHG - Ngày 19.9, Đoàn từ thiện Vì trái tim trẻ thơ (Hà Nội) đã đi thăm, tặng quà các hộ dân và học sinh xóm Lũng Xùa, thôn Ngài Sảng B, xã Du Già (Yên Minh). Cùng đi có lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và lãnh đạo trường Mầm non, Tiểu học xã Du Già.

19/09/2017
Bắc Quang, hiện đại hóa nền hành chính

BHG - Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Bắc Quang đã và đang xây dựng một nền hành chính hiện đại. Điều này không chỉ nhằm mục tiêu hoạt động hiệu lực, hiệu quả mà còn từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

19/09/2017
Quang Bình, quan tâm đào tạo và sử dụng nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số

BHG - Với mục tiêu từng bước chuẩn hóa cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển KT- XH và giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn huyện

19/09/2017