"Giặc lửa" - nỗi lo có thể phòng tránh

07:38, 09/02/2017

BHG- Những năm gần đây, tình hình cháy gây thiệt hại tài sản trên địa bàn tỉnh ta đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân xảy ra cháy chủ yếu là do ý thức chủ quan, lơ là của người dân. Vì vậy, công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) có ỹ nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tài sản, tính mạng của mỗi gia đình và xã hội.

Hiện trường vụ cháy 11 ngôi  nhà sàn tại thôn Cốc Lải, xã Kim Thạch (Vị Xuyên) vào ngày 22.10.2016. Ảnh:  Hoàng Yến
Hiện trường vụ cháy 11 ngôi nhà sàn tại thôn Cốc Lải, xã Kim Thạch (Vị Xuyên) vào ngày 22.10.2016. Ảnh: Hoàng Yến

Năm 2016, toàn tỉnh ta xảy ra 9 vụ hỏa hoạn, cụ thể: Huyện Bắc Quang xảy ra 2 vụ, cháy 4 nhà sàn, 1 kho chứa gỗ; huyện Vị Xuyên 1 vụ, cháy 11 nhà sàn; huyện Quang Bình 2 vụ, cháy 3 nhà sàn; huyện Hoàng Su Phì 1 vụ, cháy 1 nhà sàn; thành phố Hà Giang 3 vụ, cháy 1 nhà xây ba tầng tại trung tâm thành phố, 5 nhà sàn tại xã Phương Thiện.

Vụ cháy lớn gây thiệt hại nặng nề nhất là vụ cháy tại thôn Cốc Lải, xã kim Thạch (Vị Xuyên) vào ngày 22.10.2016, thiêu rụi 11 ngôi nhà của người dân, thời điểm xảy ra hỏa hoạn do thời tiết hanh khô và người dân đang đi gặt lúa ngoài đồng và do đường giao thông không thuận lợi nên công tác chữa cháy không kịp thời, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân. Qua nhiều vụ hỏa hoạn nghiêm trọng cho thấy, ý thức PCCC của người dân còn rất thấp, chỉ một chút lơ là, chủ quan cũng gây ra những vụ cháy nghiêm trọng.

Theo tìm hiểu cho thấy, những vụ hỏa hoạn xảy ra thời gian qua chủ yếu là nhà sàn vì làm bằng gỗ và lợp lá cọ nên rất dễ bắt lửa, khi cháy ngọn lửa thường bùng phát nhanh nên công tác chữa cháy rất khó khăn. Nguyên nhân các vụ cháy được xác định chủ yếu do chập điện, nhưng nguyên nhân sâu xa và luôn tiềm ẩn vẫn là ý thức cũng như kinh nghiệm trong công tác PCCC của người dân còn nhiều hạn chế.

Để đảm bảo công tác PCCC, hạn chế tối đa những thiệt hại về người và của do hỏa hoạn gây ra rất cần những hành động thiết thực của các ngành chức năng như: Thường xuyên kiểm tra những khu vực dễ gây ra cháy, nổ; triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo công tác PCCC; tổ chức các buổi tuyên truyền về cách PCCC cho người dân... Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của người dân góp phần giảm số vụ cháy, hạn chế thiệt hại do cháy gây ra.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh cho biết: Để PCCC, đối với nơi ở của các hộ gia đình phải thường xuyên kiểm tra các vật liệu dễ cháy, nổ; để các vật liệu dễ cháy, nổ ra xa khu vực đun nấu; thường xuyên kiểm tra hệ thống đường điện, khắc phục những hỏng hóc dễ gây ra chập, cháy; kiểm tra hệ thống bếp gas, bảo quản sắp xếp đồ dùng ngăn nắp tránh lấn chiếm lối thoát hiểm; khu vực thờ cúng, thắp hương phải bố trí hợp lí, không để quá nhiều vàng mã gần đèn dầu... Với nhà sàn công tác này cần đặc biệt chú trọng vì nhà sàn được làm từ các vật dụng bằng gỗ nên rất dễ bén lửa.

Còn đối với nơi làm việc, cơ sở kinh doanh: Không tàng trữ các chất nguy hiểm dễ cháy tại nơi làm việc, khu vực kinh doanh; những nơi kinh doanh vật liệu dễ cháy, nổ phải tuân thủ nghiêm ngặt các luật PCCC; khi nghỉ làm việc thì phải tắt nguồn điện đồng thời kiểm tra lại những khu vực khác có thể phát sinh nguồn nhiệt...

Một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến công tác chữa cháy không kịp thời là do giao thông đường bộ không đáp ứng nhu cầu di chuyển của các phương tiện chữa cháy dẫn đến tình trạng khi các các lực lượng PCCC đến nơi cháy không kịp thời hay qúa chậm, nên khi đến nơi gần như toàn bộ tài sản của người dân đã bị cháy hoàn toàn; một số công trình do chủ đầu tư muốn giảm chi phí xây dựng nên kỹ thuật xây dựng không đảm bảo; một số cơ sở kinh doanh chưa trang bị phương tiện PCCC tại chỗ, có khi trang bị nhưng không biết sử dụng hay sử dụng chưa thành thạo. Vì vậy, khi sự cố cháy dẫn đến lúng túng không xử lí được từ ban đầu, do đó, đám cháy có cơ hội cháy trong thời gian dài và lây lan ra diện rộng gây ra cháy lớn... Gây thiệt hại tài sản lớn cho người dân.

Cháy, nổ luôn là hiểm họa rình rập và xảy ra bất cứ lúc nào, nơi nào nhưng nếu mọi người biết cách phòng, tránh thì sẽ hạn chế vụ việc xảy ra cũng như thiệt hại hại về người và tài sản. Vì vậy mỗi người dân chúng ta cần nâng trách nhiệm, bổ sung kiến thức về PCCC.  

Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tạo đột phá về cải cách hành chính

Xuân 2017 - Năm 2016 là năm đầu tiên tỉnh ta triển khai thực hiện cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn II (2016-2020), và thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh; được sự quan tâm, chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh với quyết tâm "Tạo đột phá về CCHC", công tác CCHC đã góp phần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã có sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức về CCHC và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.

27/01/2017
Agribank Hà Giang: Tặng quà tết cho đối tượng chính sách

BHG - Nhằm giúp các gia đình vui Xuân đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu ấm cúng hơn, ngày 24.1,  Agribank Hà Giang tổ chức trao quà và sổ tiết kiệm cho cháu Tạ Trung Thành (10 tuổi), trú tại tổ 5, phường Trần Phú, TP Hà Giang.  Hoàn cảnh gia đình nhà cháu Thành khó khăn, bố mất sớm, 3 mẹ con cháu phải ở nhờ nhà bà ngoại.

27/01/2017
Hòa nhịp đập "trái tim" thành phố

Xuân 2017 - Năm 2016, tỉnh ta đã tổ chức nhiều sự kiện lớn và quan trọng như Kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh; Lễ hội Văn hóa dân tộc Mông; Lễ hội Hoa Tam giác mạch... Trong sự thành công đó, ngoài đóng góp của các ban ngành liên quan thì trách nhiệm làm đẹp, làm sạch thành phố cũng được mỗi cán bộ, công nhân Công ty Môi trường và Đô thị Hà Giang nâng cao ý thức thực hiện. 

26/01/2017
Điều tra xã hội học Cải cách hành chính: Cách làm sáng tạo

Xuân 2017 - 26% xã, thị trấn xếp loại đơn vị xuất sắc, 70% đạt tốt, chỉ có 4% số xã xếp loại đơn vị khá và đặc biệt, không có xã, thị trấn xếp loại đơn vị trung bình, yếu. Đây chính là những con số ấn tượng thông qua kết quả Điều tra xã hội học (XHH) về Cải cách hành chính (CCHC) cấp xã năm 2016 trên địa bàn huyện Bắc Quang.

26/01/2017