Bắc Mê thực hiện linh hoạt Đề án chuyển học sinh từ điểm trường về học tại trường chính

08:03, 19/10/2017

BHG - Thực hiện Đề án chuyển học sinh từ các điểm trường về học tại trường chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, Phòng Giáo dục – Đào tạo (GD&ĐT) huyện Bắc Mê đã chỉ đạo các trường, rà soát nhu cầu cơ sở vật chất, tham mưu cho UBND huyện đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ năm học mới. Theo đó, các trường chủ động tham mưu với UBND xã, tu sửa, làm mới, kịp thời phục vụ năm học mới 2017-2018. Đến nay, toàn huyện đã xây mới 3 phòng học tại trường chính, 3 phòng lưu trú học sinh tại Trường Tiểu học xã Đường Hồng; xây mới 2 nhà tắm, 3 bể nước tại Trường Tiểu học Minh Sơn; đầu tư mua mới 11 bộ bàn nghế tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học xã Yên Phong, 20 bộ bàn ăn tại Trường PTDTBT Tiểu học Yên Cường I và đồ dùng nhà bếp tại các trường. Ngoài ra, các trường còn sửa chữa trần nhà lớp học, nhà lưu trú, hệ thống cửa sổ, cửa chính và giường nằm để phục vụ năm học mới.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Yên Phong giúp nhau sắp xếp chỗ ở gọn gàng.
Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Yên Phong giúp nhau sắp xếp chỗ ở gọn gàng.

Trường PTDTBT Tiểu học xã Yên Phong dù còn rất nhiều khó khăn do địa hình cách trở; các thôn, bản xa trung tâm xã, xa trường chính, nhưng Hội Phụ huynh học sinh đã phối hợp chặt chẽ với nhà trường, vận động thực hiện chủ trương xóa các điểm trường lẻ, tập trung về trường chính để nâng cao chất lượng dạy và học. Năm học 2017 - 2018, năm thứ hai nhà trường thực hiện Đề án di chuyển học sinh từ điểm trường về học tại trường chính. Đến nay, nhà trường đã sáp nhập được hoàn toàn học sinh của một điểm trường và một phần học sinh của 4 điểm trường về trường chính. Thông qua việc sáp nhập, giúp số lượng học sinh học ở trường chính năm học 2017-2018 nâng lên 181 em, học sinh hưởng chế độ bán trú cũng tăng lên. Tại các lớp học, sân trường, không khí luôn đông vui, nhộn nhịp, các hoạt động diễn ra sôi nổi, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt trên 97%. Anh Đặng Văn Giang, phụ huynh học sinh có con xuống học tại trường chính chia sẻ: Hầu hết phụ huynh đều phấn khởi, yên tâm vì con em được ở bán trú, điều kiện chăm sóc và học tập tốt hơn.

Ở Trường PTDTBT Tiểu học xã Yên Cường I, qua tuyên truyền, vận động gắn với củng cố cơ sở vật chất, nhà trường đã đưa 51 học sinh các lớp 4, lớp 5 tại các điểm trường về học tại trường chính. Cho đến nay, việc học tập đã dần ổn định và đi vào nề nếp, các em tự tin, sôi nổi hơn. Thầy giáo Nguyễn Thành Duy, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Yên Cường I cho biết: Trong quá trình thực hiện đề án, nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn. Bước đầu chưa nhận được sự đồng thuận của nhân dân, nhưng sau khi được tuyên truyền, vận động, đến nay hầu hết các em đã về trường chính. Bên cạnh đó, nhà trường cũng nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương nên cơ sở vật chất luôn đảm bảo, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng cao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Thủy, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Mê cho biết: Thực hiện Đề án đưa học sinh từ các điểm trường về học tại trường chính, Phòng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp theo hướng tinh gọn... Việc đưa học sinh về trường chính có nhiều cái lợi, khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học, đến lớp thất thường; duy trì được sĩ số học sinh, tỷ lệ chuyên cần. Đề án đã mang lại hiệu quả, làm thay đổi tư duy, nhận thức của giáo viên, học sinh và phụ huynh, nâng cao chất lượng quản lý giáo dục. Kết quả, năm học 2017 - 2018, các trường đã chuyển hoàn toàn học sinh tại 14 điểm trường và một phần học sinh ở 66 điểm trường về trường chính, với gần 1.200 học sinh được điều chuyển. Qua thực hiện đề án, nhiều kinh nghiệm thực tế đã được ngành GD&ĐT huyện Bắc Mê đúc rút nhằm đề ra giải pháp, cách làm linh hoạt, thực hiện theo đúng lộ trình đề ra.

Bài, ảnh: Văn Quân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trường PTDT bán trú THCS xã Khâu Vai: Tích cực đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy

BHG - Xác định việc đưa văn hóa truyền thống vào trong giảng dạy góp phần gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc, vì vậy, trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các thầy, cô Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) bán trú Trung học cơ sở (THCS) xã Khâu Vai (Mèo Vạc) nên việc đưa văn hóa truyền thống vào trong giảng dạy đã có những kết quả đáng ghi nhận.

19/10/2017
Mèo Vạc giữ gìn nghề đan quẩy tấu

BHG - Cao nguyên đá Đồng Văn bạt ngàn đá. Đá giăng lũy, giăng thành. Đá làm cho đất trời cực Bắc trở nên khô khốc, buốt lạnh trong những ngày Đông giá. Ở nơi ngẩng mặt thấy núi, cúi mặt thấy vực sâu ấy, chiếc quẩy tấu được xem là vật bất ly thân của đồng bào Mông miền sơn cước. Việc giữ gìn nghề đan quẩy tấu truyền thống độc đáo này đang giúp nhiều gia đình ở thôn Cá Chúa Đớ, xã Giàng Chu Phìn (Mèo Vạc) tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

19/10/2017
Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động Đoàn trong trường học

BHG - Những năm gần đây, công tác Đoàn luôn được quan tâm và chú trọng tại các trường học. Nhiều hoạt động, phong trào được đẩy mạnh đã diễn ra hết sức sôi nổi, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia. Điều này, đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh và hiệu quả trong giảng dạy chuyên môn tại nhà trường.

19/10/2017
Bảo tồn, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

18/10/2017