Đảng bộ huyện Vị Xuyên cần nghiêm túc mua, đọc báo và tạp chí của Đảng

11:06, 24/09/2014

HGĐT- Mua và đọc báo, tạp chí của Đảng, đó là một yêu cầu, nhiệm vụ được thể hiện trong Chỉ thị số 11-CT/T.Ư, ngày 28.12.1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII) và Kết luận số 29-KL/T.Ư, ngày 25.8.2012 của Ban Bí thư T.Ư. Ngày 4.12.2012, Tỉnh ủy có Công văn số 2238-CV/TU về thực hiện việc mua và đọc báo, tạp chí theo Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị. Thực hiện chỉ đạo trên, thời gian qua nhiều nơi trong tỉnh đã tích cực thực hiện việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng. Tuy nhiên, ở huyện Vị Xuyên, vấn đề mua, đọc báo, tạp chí của Đảng vẫn còn nhiều điều bất cập.



Đồng chí Mương Ngọc Lào, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Vị Xuyên phát biểu tiếp thu ý kiến đóng góp của đoàn công tác Báo Hà Giang.

Nhiều chi, đảng bộ không... đặt mua báo, tạp chí của Đảng.

Khi nhìn vào thống kê của Bưu điện huyện Vị Xuyên, con số 60/90 chi, đảng bộ trực thuộc Đảng bộ huyện không đặt mua 2 loại báo theo yêu cầu của Tỉnh ủy tại Công văn số 2238, gồm: Báo Nhân Dân, Báo Hà Giang; 47 chi, đảng bộ trực thuộc Đảng bộ huyện trong tình trạng “4 không”, gồm: Không đặt mua Báo Nhân Dân, Báo Hà Giang, tạp chí Cộng sản, tạp chí Xây dựng Đảng..., khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn. Trong khi đó, theo báo cáo số 409-BC/HU, ngày 18.9.2014 của Huyện ủy Vị Xuyên về tình hình thực hiện mua, đọc báo, tạp chí của Đảng 9 tháng đầu năm 2014, cho biết: Để triển khai và thực hiện tốt các Chỉ thị của T.Ư và Công văn của Tỉnh ủy về chỉ đạo mua và sử dụng báo, tạp chí của Đảng, Thường trực Huyện ủy đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu cho huyện ban hành văn bản chỉ đạo các chi, đảng bộ, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học trên địa bàn đặt mua và sử dụng báo, tạp chí của Đảng.

 

Dù đã có sự chỉ đạo của huyện, nhưng qua việc kiểm tra của Đoàn công tác Báo Hà Giang tại Vị Xuyên vừa qua lại cho thấy, công tác mua và đọc báo, tạp chí của Đảng ở Vị Xuyên còn thiếu nghiêm túc. Điều này được thể hiện ngay trong chính báo cáo của Huyện ủy Vị Xuyên khi khẳng định, công tác quản lý, đọc và sử dụng báo, tạo chí của Đảng đã được các cấp ủy quan tâm, chú trọng. Các chi, đảng bộ trực thuộc, các cơ quan, đơn vị đã quản lý tốt các loại báo, tạp chí của Đảng. Song mặt khác, báo cáo lại nêu: Kết quả các chi, đảng bộ, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học trên địa bàn huyện Vị Xuyên đặt mua và sử dụng báo, tạp chí của Đảng theo chỉ đạo của cấp ủy còn rất thấp, còn nhiều chi, đảng bộ, cơ quan có quý không đặt mua một tờ báo Hà Giang, báo Nhân Dân nào mặc dù huyện đã có ý kiến đôn đốc nhiều lần. Còn một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc công văn, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và chưa quan tâm dành một khoản kinh phí cho việc đặt mua báo, tạp chí của Đảng để phục vụ, đảm bảo quyền được thông tin của cán bộ, đảng viên ở đơn vị mình...

 

Qua thực tế ở Vị Xuyên có thể thấy, tính gương mẫu ở nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện còn rất kém. Bởi trong khi các xã khó khăn như Thanh Đức, Minh Tân, Cao Bồ, Bạch Ngọc..., thực hiện tương đối tốt việc mua báo, tạp chí của Đảng thì ngược lại, ngay tại các chi bộ Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng UBND huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, Phòng Nội vụ, Huyện đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện... lại không đặt ít nhất là các loại báo theo yêu cầu tại Công văn 2238 của Tỉnh ủy như: Hà Giang, Nhân Dân, tạp chí Xây dựng Đảng, tạp chí Cộng sản. Thậm chí các chi bộ Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Văn phòng UBND, Văn phòng Huyện ủy..., cả 3 quý vừa qua không hê đặt mua báo, tạp chí của Đảng theo yêu cầu.

 

Tại xã Quảng Ngần, công tác phát hành báo, tạp chí cũng cho thấy hạn chế. Điều này được thể hiện qua việc còn tồn không ít báo, tạp chí tại Điểm Bưu điện Văn hóa xã. Ngay tại đây, chỉ riêng báo Hà Giang tỉnh cấp phát cho xã, chúng tôi phát hiện qua các số báo ra ngày 29.2.2014, số 29.5.2014, số 5.4.2014..., vẫn còn tồn không ít tờ, có số báo còn tồn đến cả một tệp lớn. Chính nhân viên bưu điện - Nguyễn Thị Lanthừa nhận, báo còn tồn vì thi thoảng không... phát một vài số. Tại đây, khi thấy một cục báo Hà Giang chưa được phát về các địa chỉ số ra ngày 5.4, Đoàn công tác Báo Hà Giang đã xin lại để mang về chỉ rõ với Thường trực Huyện ủy Vị Xuyên biết, thực trạng công tác quản lý, sử dụng báo, tạp chí của Đảng ở đây là như vậy.

 

Từ thực tế ở Vị Xuyên, khi nhiều đơn vị không mua báo, tạp chí của Đảng thì cán bộ, đảng viên, người lao động cũng không có đủ điều kiện để đọc, tiếp cận với các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó phải chăng là một lỗ hổng trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ở địa phương!?.

 

Cần nhận thức đúng về việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng.

Trong buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy Vị Xuyên, có những ý kiến cầu thị, đánh giá đúng vai trò, tác dụng của việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng cũng như chế độ cấp phát báo, tạp chí của Đảng, Nhà nước cho vùng khó khăn. Tuy nhiên, cũng có quan điểm đưa ra như của anh Nguyễn Văn Đương, Trưởng Phòng Nội vụ huyện, khi cho rằng, trong khi các loại báo mạngphát triển mạnh, việc tiếp cận rất nhanh, thuận lợi, giúp cho các cơ quan, đơn vị, thậm chí cả đến một đứa trẻ chăn trâu cũng có thể tiếp cận được thì việc phát hành báo giấy, việc cấp phát và mua báo, tạp chí trong đó có báo, tạp chí của Đảng (báo, tạp chí in trên giấy) là... lãng phí, không cần thiết vì báo in thường đến chậm, thông tin thường cũ. Anh Đương cũng cho rằng, không nên áp đặt máy móc, cứng nhắc việc phải mua báo, tạp chí của Đảng. Số tiền sử dụng để mua, phát hành báo ấy nên được sử dụng để phục vụ cho các mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ có lợi hơn. Từ ý kiến rất “thẳng thừng” đó, chúng tôi cho rằng, đó là nhận thức thể hiện sự thiếu thực tiễn và xa rời các quan điểm chỉ đạo của Đảng. Là Huyện ủy viên, anh Đương liệu có biết đến Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị, Kết luận số 29 của Ban Bí thư và Công văn số 2238 của Tỉnh ủy, tất cả đều chỉ đạo, yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền cần thực hiện việc mua, quản lý, sử dụng báo, tạp chí của Đảng!?. Phải chăng anh Đương cũng không biết, Vị Xuyên hiện có bao nhiêu xã, thôn biên giới, vùng 3 và nhiều địa phương còn rất khó khăn mà ở nơi đó, rất nhiều đồng bào, đảng viên còn chưa có điện thoại chứ chưa nói gì đến những chiếc máy vi tính hiện đại như ở cơ quan anh Đương!?.

 

Có phải do không nắm được các chủ trương của Đảng nên tại buổi làm việc, anh Đương đưa ra quan điểm rằng, không nên đưa chỉ tiêu mua, đọc báo, tạp chí của Đảng vào trong những tiêu chí xét công nhận chi, đảng bộ trong sạch vững mạnh, vì thực tế chẳng có quy định nào quy định điều này!?. Trong khi đó, ngay chính trong Báo cáo số 409 của Huyện ủy Vị Xuyên do Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Mương Ngọc Lào ký, đã đề ra một trong những giải pháp là: Đưa chỉ tiêu mua, đọc báo, tạp chí của Đảng vào trong những chỉ tiêu xét công nhận chi, đảng bộ trong sạch vững mạnh vào cuối năm. Như vậy phải chăng ở Đảng bộ Vị Xuyên đang có tình trạng trên bảo một đằng, dưới nói và làm một nẻo!?. Có phải từ nhận thức đó, mà từ đầu năm đến nay, Chi bộ Phòng Nội vụ và nhiều chi, đảng bộ ở huyện đã “nói không” với việc mua báo, tạp chí của Đảng với lý do anh Đương đưa ra là đã có... báo mạng!?. Phòng Nội vụ sử dụng kinh phí mua báo, tạp chí để thực hiện vào mục đích khác như thế nào!?. Và với quan điểm của Trưởng Phòng Nội vụ, Nguyễn Văn Đương, việc không thực hiện các quy định, yêu cầu của Chỉ thị 11, Kết luận 29 và Công văn 2238 là điều không ảnh hưởng đến chi bộ Phòng Nội vụ đạt trong sạch vững mạnh!?.

 

Là những người làm báo ở tỉnh thuộc diện khó khăn nhất cả nước, chúng tôi vẫn đang nỗ lực để Báo Hà Giang duy trì, phát huy các loại hình như báo in và báo điện tử. Mỗi loại hình có những thế mạnh riêng và đều là công vụ sắc bén của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Trong khi có một thực tế đáng buồn là, có một bộ phận cơ quan, đơn vị, cán bộ, nhân viên dù được trang bị hệ thống truy cập internet hiện đại thì lại chưa sử dụng đúng mục đích khi chỉ sử dụng máy tính, điện thoại để chơi trò chơi điện tử, truy cập các thông tin giật gân, câu khách rẻ tiền, các trang web độc hại, ít để ý đến báo Đảng với những bài viết mang tính lý luận, thực tiễn về xây dưng Đảng, hệ thống chính trị, những hướng dẫn, thông tin, phản ánh kịp thời về các lĩnh vực KT-XH, AN-QP, đời sống nhân dân và những ý kiến của cử tri, của nhân dân ở cơ sở mà chúng ta thường thấy trên báo in. Nhưng tựu chung lại, báo in vẫn đang được duy trì, phát huy công dung từ những nơi phát triển như Thủ đô Hà Nội cho đến các làng quê còn khó khăn. Những thông tin trên báo in đều là tri thức, vì thế nó sẽ không bao giờ là chậm nếu ta biết sử dụng, coi nó là một công cụ không chỉ góp phần tuyên truyền mà còn xây dựng văn hóa đọc. Thế nên điều đáng phải góp ý nhất chính là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng đối với công tác phát hành, mua, quản lý và đọc báo, tạp chí của Đảng một cách nghiêm túc, tránh để báo, tạp chí đến chậm và tồn ở Bưu điện Văn hóa xã.

 

Hiện nay, chúng ta đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 – 2020, việc thực hiện mua và đọc báo, tạp chí xây dựng Đảng theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng, Công văn số 2238 của Tỉnh ủy Hà Giang (ngày 4.12.2012 vềthực việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng) càng phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết. Thiết nghĩ, những nhận thức xa rời quan điểm chỉ đạo của Đảng cần phải được loại bỏ. Có như thế, chúng ta mới thực sự xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, trong sạch về tổ chức.


Nhóm P.V

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khôi hài biển hiệu song ngữ
HGĐT - Biển hiệu là một cách giới thiệu, quảng cáo ngắn gọn, rõ nghĩa cho cho một tổ chức, cá nhân, hay một sản phẩm, mặt hàng nào đó... mang đặc điểm, công dụng, chức năng riêng biệt. Thế nhưng, trên địa bàn thành phố Hà Giang có nhiều biển hiệu song ngữ được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh một cách máy móc, chắp vá, theo kiểu: “Tiếng Việt nói sao, tiếng Anh viết vậy”,
31/05/2013
Trên 43% hộ dân thôn Tân Sơn bỏ về nơi ở cũ
HGĐT- Thôn Tân Sơn, xã Tả Nhìu (Xín Mần) được hình thành từ năm 2011, nhằm quy tụ những hộ dân đang ở rải rác, vùng có nguy cơ sạt, lở về sinh sống tập trung. Ngày đầu triển khai dự án, có 51 hộ dân đã về Tân Sơn dựng nhà, lập làng mới. Nhưng hiện tại, chỉ còn 29 hộ sinh sống thường xuyên, các hộ khác đã bỏ thôn Tân Sơn, trở về nơi ở cũ.
28/08/2013
Đường giao thông biến thành... chợ!
HGĐT- Chợ phiên xã Chiến Phố (Hoàng Su Phì), họp vào sáng thứ 6 hàng tuần. Vào ngày chợ, người dân các thôn, bản xuống núi từ rất sớm, họ mang theo các mặt hàng nông sản, gia súc, gia cầm để bán, mua. Tiểu thương từ nhiều vùng lân cận cũng chở những xe hàng quần áo, đồ dùng gia đình, nông cụ sản xuất đến trao đổi. Nhằm tạo thuận lợi cho người dân trao đổi hàng hóa, xã Chiến
26/08/2013
Trụ sở xã Xín Mần cần được nâng cấp
HGĐT- Những năm qua, trụ sởxã Xín Mần, huyện Xín Mần bước đầuđã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn xây dựng cơ bản của tỉnh, đáp ứng cơ bản phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
23/07/2013