Thôn Buông và Sơn Nam, xã Hương Sơn rất cần một cây cầu

11:54, 17/07/2014

HGĐT - Thôn Buông và thôn Sơn Nam, xã Hương Sơn, huyện Quang Bình có 217 hộ gia đình sinh sống, trong đó chủ yếu là người Tày, Dao, Mông. Cả 2 thôn có khoảng trên 40 học sinh cấp 1, cấp 2 hàng ngày phải lội qua suối Luông để đến trường. Mùa khô nước ít thì đỡ nguy hiểm, mùa mưa nước suối dân cao, chảy xiết rất nguy hiểm đến tính mạng của người qua lại, đặc biệt là các em học sinh hằng ngày vẫn phải đến trường. Không có cầu, việc lưu thông hàng hóa, hàng nông sản của người dân cũng rất khó khăn. Nhiều hộ muốn bán lúa, ngô để trang trải cuộc sống nhưng rất khó chuyển ra ngoài trung tâm xã để bán…


  

Muốn vào thôn Buông và Sơn Nam, xã Hương Sơn phải lội qua suối Luông, khi mưa xuống, nước dâng cao rất nguy hiểm đến tính mạng.



Suối Luông chia cắt thôn Buông và thôn Sơn Nam với trung tâm xã Hương Sơn có chiều rộng khoảng 15m, thời điểm nước dâng cao hơn 1m. Để thuận lợi cho việc đi lại, hàng năm nhân dân 2 thôn đã góp công và góp ván gỗ làm cầu tạm đi lại. Tuy nhiên năm nào cũng vậy, cầu làm được 1 thời gian thì lại bị nước lũ cuốn trôi rất vất vả cho bà con nhân dân 2 thôn. Vấn đề người dân 2 thôn mong muốn có một cây cầu để qua suối đã được đề xuất nhiều năm nay qua những lần tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND tỉnh, huyện. Nguyện vọng của bà con nhân dân 2 thôn là rất cần thiết, vì có cầu mới thông thương trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo… Nhưng cho đến thời điểm này việc giao thương của bà con 2 thôn, đặc biệt là các cháu học sinh hàng ngày vẫn phải đối mặt sự nguy hiểm mỗi khi cắp sách đến trường.

Lê Lâm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khôi hài biển hiệu song ngữ
HGĐT - Biển hiệu là một cách giới thiệu, quảng cáo ngắn gọn, rõ nghĩa cho cho một tổ chức, cá nhân, hay một sản phẩm, mặt hàng nào đó... mang đặc điểm, công dụng, chức năng riêng biệt. Thế nhưng, trên địa bàn thành phố Hà Giang có nhiều biển hiệu song ngữ được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh một cách máy móc, chắp vá, theo kiểu: “Tiếng Việt nói sao, tiếng Anh viết vậy”,
31/05/2013
Trên 43% hộ dân thôn Tân Sơn bỏ về nơi ở cũ
HGĐT- Thôn Tân Sơn, xã Tả Nhìu (Xín Mần) được hình thành từ năm 2011, nhằm quy tụ những hộ dân đang ở rải rác, vùng có nguy cơ sạt, lở về sinh sống tập trung. Ngày đầu triển khai dự án, có 51 hộ dân đã về Tân Sơn dựng nhà, lập làng mới. Nhưng hiện tại, chỉ còn 29 hộ sinh sống thường xuyên, các hộ khác đã bỏ thôn Tân Sơn, trở về nơi ở cũ.
28/08/2013
Đường giao thông biến thành... chợ!
HGĐT- Chợ phiên xã Chiến Phố (Hoàng Su Phì), họp vào sáng thứ 6 hàng tuần. Vào ngày chợ, người dân các thôn, bản xuống núi từ rất sớm, họ mang theo các mặt hàng nông sản, gia súc, gia cầm để bán, mua. Tiểu thương từ nhiều vùng lân cận cũng chở những xe hàng quần áo, đồ dùng gia đình, nông cụ sản xuất đến trao đổi. Nhằm tạo thuận lợi cho người dân trao đổi hàng hóa, xã Chiến
26/08/2013
Trụ sở xã Xín Mần cần được nâng cấp
HGĐT- Những năm qua, trụ sởxã Xín Mần, huyện Xín Mần bước đầuđã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn xây dựng cơ bản của tỉnh, đáp ứng cơ bản phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
23/07/2013