Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV

15:34, 21/11/2017

Thảo luận về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4, sáng 21.11, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nêu tại phiên thảo luận dự án Luật phòng, chống tham nhũng. Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ cho rằng, việc thu hồi tài sản tham nhũng khó khăn do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có việc pháp luật chưa có cơ chế xử lý sớm tài sản tham nhũng.

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ, Ủy  viên Thường trực Ủy ban Tư pháp phát biểu tại kỳ họp.
Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp phát biểu tại kỳ họp.

Cụ thể là pháp luật hiện hành chưa có cơ chế xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp. Một số trường hợp kê khai không đúng vừa qua chỉ có thể áp kỷ luật đối với người kê khai (khiển trách, cảnh cáo, thậm chí cách chức) chứ không thể đụng được vào khối tài sản không giải trình được nguồn gốc của họ. Muốn tịch thu khối tài sản này thì phải qua một vụ án hình sự, từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Và đến khi đó sẽ rất khó khăn, nhiều vụ án không còn tài sản để thi hành án.

“Một trong những kỳ vọng của cử tri khi sửa luật lần này là giải quyết được vấn đề nêu trên, nhưng dự thảo vẫn chỉ xử lý người kê khai không đúng. Cụ thể như ai được dự kiến bổ nhiệm thì không được bổ nhiệm nữa, bổ nhiệm rồi thì tuỳ theo mức độ bị cách chức, giáng chức. Còn khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp thì dự thảo vẫn tiếp tục để ngỏ, không có cơ chế xử lý”.

Lý do Ban soạn thảo giải thích cho việc không bổ sung quy định xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp là để phù hợp với nguyên tắc của tố tụng hình sự, trách nhiệm chứng minh thuộc về nhà nước. Tức muốn tịch thu khối tài sản đó, cơ quan nhà nước phải chứng minh chứ không phải người có tài sản có trách nhiệm giải trình.

Bày tỏ quan điểm khác với ban soạn thảo, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ nhấn mạnh, tham nhũng là tội phạm đặc biệt, xảy ra lâu rồi mới được phát hiện, độ ẩn của tội phạm là rất cao, do đó nếu không có tố tụng đặc biệt vượt lên khuôn khổ pháp lý thông thường thì không xử lý được. Khác với tội giết người, cướp của, đánh nhau gây thương tích, hành vi tham nhũng thường diễn biến trong thời gian dài, còn có cơ hội tham nhũng còn rút tiền của ngân sách, sau khi tham nhũng thì tiêu xài lãng phí. Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ cũng dẫn chứng, chính quốc gia có mô hình phòng chống tham nhũng hiệu quả cũng không hy vọng thu hồi 100% tài sản tham nhũng, vì vậy trách nhiệm giải trình và chế tài áp dụng khi không giải trình rõ đã được các nước đặt ra để sớm khoanh vùng nhận diện và tăng khả năng thu hồi tài sản.

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ cũng cho biết đã tập hợp được danh sách hơn 40 quốc gia quy định xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp, họ có những điểm giống Việt Nam như sử dụng tiền mặt cò phổ biến, hệ thống kiểm soát thu nhập trong xã hội chưa tốt. Ví dụ Trung Quốc không có luật phòng chống tham nhũng riêng, nhưng trong Bộ luật hình sự có quy định về giải trình nguồn gốc tài sản và không giải trình được thì phần tài sản đó bị coi là bất hợp pháp và bị tịch thu, ngoài ra còn có thể phạt tù đến 5 năm. Các chuyên gia Trung Quốc cho biết việc thu hồi tài sản của người có hành vi tham nhũng phải trả lại tất cả những gì mà họ đã chiếm đoạt của Nhà nước, của nhân dân. Việc thu hồi của họ rất triệt để, thu cả đồng hồ, bút đắt tiền, thu theo giá trị thực tế của tài sản.

Hay Singapore còn có luật riêng về thu hồi tài sản tham nhũng với căn cứ, điều kiện, trình tự, thẩm quyền rõ ràng.

“Thu hồi tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp dẫu là vấn đề mới và khó với Việt Nam, nhưng rõ ràng đây là sự chờ đợi của người dân. Các nước đã và đang trải qua khó khăn như chúng ta trong cuộc chiến chống tham nhũng cũng tự tìm ra cho mình cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng và đang phát huy hiệu quả trên thực tế. Từ thực tế và kinh nghiệm quốc tế, mong ban soạn thảo tiếp thu đưa vấn đề này ra thảo luận thấu đáo trên nhiều khía cạnh”.

Q.H (Tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị báo cáo viên tháng 11

BHG - Sáng 21.11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 11.2017. Đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các cơ quan khối tuyên truyền của tỉnh, Ban Tuyên giáo các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc…

21/11/2017
Công bố Chiến lược Hội nhập quốc tế tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030

BHG - Ngày 21.11, tại Hội trường tầng 2 UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố Chiến lược Hội nhập quốc tế tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 

21/11/2017
Trường Chính trị tỉnh kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

BHG - Chiều 20.11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 – 20.11.2017). Dự buổi Lễ có đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện các ban Đảng Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy các sở, ngành của tỉnh; đại diện học viên các lớp đang theo học tại trường. 

21/11/2017
Đại hội Chi bộ Tổng hợp Văn phòng Tỉnh ủy

BHG - Chiều 20.11, Chi bộ Tổng hợp Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Đại hội lần thứ XI nhiệm kỳ 2017 - 2020. Dự Đại hội có các đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy.

21/11/2017