EU tiếp nhận du khách ngoại khối đã tiêm vắc xin được WHO phê duyệt

08:22, 23/02/2022

Những hạn chế sẽ được dỡ bỏ đối với du khách tiêm mũi vắc xin cuối cùng của các mũi vắc xin cơ bản ít nhất 14 ngày và không quá 270 ngày trước khi nhập cảnh vào các nước EU.

Du khách tại Triển lãm hoa quốc tế ở Brussels, Bỉ
Du khách tại Triển lãm hoa quốc tế ở Brussels, Bỉ

Ngày 22-2, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí mở cửa biên giới cho các du khách đến từ ngoài khối đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt, đồng thời nới lỏng hạn chế đối với những du khách tiêm các vắc xin của Ấn Độ và Trung Quốc.

Quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-3.

Một khuyến nghị được chính phủ các nước EU thông qua nêu rõ: "Các nước thành viên nên dỡ bỏ các hạn chế tạm thời đối với hoạt động đi lại không thiết yếu tới EU với những du khách đã tiêm vắc xin được EU hoặc WHO phê duyệt".

Những hạn chế sẽ được dỡ bỏ đối với du khách tiêm mũi vắc xin cuối cùng của các mũi vắc xin cơ bản ít nhất 14 ngày và không quá 270 ngày trước khi nhập cảnh vào các nước EU. Những du khách đã tiêm mũi vắc xin tăng cường cũng sẽ được phép nhập cảnh vào EU.

Ngoài ra, các nước EU cũng nhất trí dỡ bỏ hạn chế tạm thời đối với hoạt động đi lại không thiết yếu đối với các du khách đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 180 ngày trước khi nhập cảnh vào EU.

Các nước EU có thể yêu cầu các du khách tiêm các vắc xin được WHO phê duyệt, trình kết quả xét nghiệm PCR được thực hiện sớm nhất là 72 giờ trước khi khởi hành và có thể áp dụng thêm các biện pháp bổ sung như kiểm dịch hay cách ly.

Cho đến nay, EU đã cấp phép sử dụng vắc xin của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca (được sản xuất tại châu Âu ), Johnson & Johnson và Novavax.

Trong khi đó, ngoài vắc xin của các hãng trên, WHO cũng đã phê duyệt các vắc xin ngừa Covid-19 của hai hãng Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc và vắc xin của hãng Bharat Biotech của Ấn Độ. WHO cũng phê duyệt vắc xin của hãng AstraZeneca do Viện Serum sản xuất tại Ấn Độ.

Cho đến nay, hầu hết các nước EU không tiếp nhận du khách nhập cảnh vào khối này vì những lý do không cần thiết nếu họ tiêm những vắc xin mà EU chưa phê duyệt.

Theo hanoimoi.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nữ giáo sư người Nga gắn trọn sự nghiệp với công tác GD-ĐT ở Việt Nam
BHG - Vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, ở khoa Ngữ - Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, có một cô giáo trẻ, xinh đẹp đến từ nước Nga. Rất nhanh chóng, cô chiếm được cảm tình và lòng kính trọng của hết thảy sinh viên trong khoa bởi những bài giảng hấp dẫn về ngữ pháp tiếng Việt, lý thuyết dịch và tiếng Nga thực hành. Điều rất đặc biệt là cô giảng bài bằng tiếng Việt với giọng nói, ngôn từ phổ thông chuẩn mực...
22/02/2022
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc họp khẩn về Ukraine
Trong sáng 22/2 (theo giờ Việt Nam), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành phiên họp khẩn cấp về vấn đề Ukraine, sau khi Nga chính thức công nhận nền độc lập của 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở Donbass (miền Đông Ukraine) và triển khai quân đội đến hai khu vực này.
22/02/2022
Nga thông tin thêm về việc triển khai lực lượng tới miền Đông Ukraine
Theo sắc lệnh được ký bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin và công bố trong ngày 21/2, Nga có quyền xây dựng căn cứ quân sự tại hai vùng lãnh thổ ly khai ở miền Đông Ukraine.
22/02/2022
Hội nghị Thượng đỉnh EU - AU lần thứ 6: Làm mới quan hệ đối tác
Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 6 đã được tổ chức tại Brussels (Bỉ) vào tuần trước. Sự kiện quan trọng này là cơ hội cho việc tăng cường hợp tác giữa EU và AU, với việc xác định tầm nhìn chung cho những thách thức mà cả hai châu lục đang phải đối mặt, đồng thời làm mới mối quan hệ giữa hai đối tác trong nỗ lực vượt qua những thách thức toàn cầu vì hòa bình và thịnh vượng.
21/02/2022