Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

08:23, 04/10/2017

BHG - Có nhiều biện pháp thích ứng có thể được thực hiện trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Cách phân loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm:

- Chấp nhận tổn thất: Các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộng đồng rất nghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể).

- Chia sẻ tổn thất: Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mở rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự. Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm.

- Làm thay đổi nguy cơ: Ở một mức độ nào đó có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập, mương, đê). Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của UNFCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác với các biện pháp thích ứng.

- Ngăn ngừa các tác động: Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.

            (Còn nữa)             BTV (ST)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai

BHG - Việc thông tin, truyền thông (TTTT) và giáo dục về phòng, chống thiên tai (PCTT) được quy định tại Điều 21 Luật PCTT 2013; theo đo, việc TTTT và giáo dục về PCTT nhằm cung cấp kiến thức về các loại thiên tai, tác động của thiên tai, biện pháp PCTT, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động PCTT và quy định của pháp luật có liên quan.

29/09/2017
Chăm sóc gia súc, gia cầm sau mưa, lũ

BHG- Sau mưa, lũ là thời điểm đàn gia súc, gia cầm dễ bị dịch bệnh phát sinh và lây lan; việc phòng, chống dịch bệnh, bổ sung thức ăn để tăng cường sức đề kháng, vệ sinh chuồng trại cho gia súc, gia cầm sau mưa, lũ là cần thiết.

28/09/2017
Hoàng Su Phì nỗ lực khắc phục các tuyến đường bị sạt lở

BHG- Thời gian qua, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì liên tiếp xảy ra các đợt mưa lớn, kéo dài; gây ra tình trạng sạt lở, lún trượt nền, mặt đường trên các tuyến đường, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên các tuyến. Với phương châm "4 tại chỗ", công tác khắc phục, xử lý đã và đang được huyện nhanh chóng triển khai, bảo đảm giao thông thông suốt.

28/09/2017
Đề phòng cây gãy, đổ trong mùa mưa

BHG - Nhiều năm qua, cứ vào mùa mưa, tình trạng cây xanh gãy, đổ trên các tuyến đường của thành phố Hà Giang khiến người dân lo nơm nớp khi tham gia giao thông. Mặc dù, đơn vị chức năng đã có những giải pháp để xử lý; nhưng thực tế cho thấy, tình trạng này vẫn xảy ra,... 

27/09/2017