Đồng Văn phát triển các làng nghề truyền thống

09:40, 02/05/2019

BHG - Nhận thức rõ được vị trí, vai trò quan trọng của làng nghề truyền thống trong đời sống xã hội, không chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ các bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Thời gian qua, ngoài việc khuyến khích người dân tham gia phát kinh tế tập thể thông qua việc thành lập các HTX kiểu mới và các tổ hợp tác, nhóm sở thích; huyện Đồng Văn đã đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc duy trì, mở rộng quy mô hoạt động của các làng nghề, nghề truyền thống và coi đó là nhân tố giảm nghèo bền vững cho người dân.

Người dân thôn Tả Cồ Ván, xã Hố Quáng Phìn (Đồng Văn) chế tác khèn Mông.
Người dân thôn Tả Cồ Ván, xã Hố Quáng Phìn (Đồng Văn) chế tác khèn Mông.

Theo thống kê đến tháng 4.2019, trên địa bàn huyện Đồng Văn có 8 làng nghề đảm bảo đủ các tiêu chí được tỉnh công nhận. Trong đó, có những làng nghề đã duy trì hoạt động đến nay được cả trăm năm, các làng nghề hoạt động gắn liền với sản phẩm, nét văn hóa đặc trưng của địa phương; mỗi làng nghề có quy mô thu hút từ 20 - 80 lao động địa phương tham gia.

Để duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng; Văn hóa - Thông tin; Tài chính - Kế hoạch và UBND các xã, thị trấn tăng cường quản lý các làng nghề. Hàng năm, thực hiện lồng ghép các nguồn kinh phí hỗ trợ và đầu tư cho các làng nghề phát triển. Nhờ vậy, các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện đã không ngừng được mở rộng quy mô và đa dạng mẫu mã của sản phẩm. Nhiều làng nghề đã thực hiện việc liên kết với các doanh nghiệp, các đại lý làm dịch vụ - du lịch để tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn cũng được chú trọng, nhằm giúp người dân nâng cao trình độ tay nghề. Do đó, việc phát triển các làng nghề và nghề truyền thống ngày một thu hút được nhiều lao động tại các vùng nông thôn tham gia và giúp cho các làng nghề tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng bền, đẹp và mang tính độc đáo riêng có của mỗi làng nghề; góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số và sản phẩm của các làng nghề này đã phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, du lịch của địa phương. Đây cũng là hướng đi mà huyện Đồng Văn xác định chính là nhân tố giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Nghề thêu, dệt thổ cẩm được người dân thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (Đồng Văn) giữ gìn và phát huy hiệu quả.
Nghề thêu, dệt thổ cẩm được người dân thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (Đồng Văn) giữ gìn và phát huy hiệu quả.

Tiêu biểu phải kể đến Làng Nghề thêu, dệt thổ cẩm dân tộc Lô Lô Chải, xã Lũng Cú được công nhận cuối năm 2012 do huyện hỗ trợ xây dựng đã giúp cho trang phục, hoa văn truyền thống của người Lô Lô được phát triển và lưu truyền. Các sản phẩm quần, áo, khăn, váy, túi xách trang trí hoa văn được thêu, dệt từ các loại chỉ: Xanh, đỏ, trắng, đen, vàng… được trưng bày và bán cho du khách đến thăm quan Cột cờ Quốc gia Lũng Cú. Nghề phụ lúc nông nhàn này đã đem lại thu nhập khoảng gần 30 triệu đồng/người/năm cho 40 hộ dân ở đây. Cùng với Làng nghề thêu, dệt thổ cẩm ở Lô Lô Chải; huyện Đồng Văn còn có Làng Nghề may mặc trang phục dân tộc ở thị trấn Phố Bảng với sự tham gia của 77 hộ, thu nhập bình quân đạt từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/người/tháng. Làng Nghề may mặc trang phục dân tộc Mông, thôn Lũng Hòa A, xã Sà Phìn có 25 hộ tham gia; làng nghề hoạt động với hình thức các hộ tự đầu tư trang thiết bị máy móc và may trang phục tại nhà, sản phẩm làm ra được đem bán tại các chợ phiên trên địa bàn của huyện và một số chợ phiên của huyện Yên Minh, Mèo Vạc. Tùy theo chất liệu vải và kích cỡ mà mỗi sản phẩm trang phục được bán với giá khác nhau từ vài chục nghìn đồng đến cả triệu đồng/sản phẩm. Ngoài các làng nghề thêu, dệt, may mặc trang phục dân tộc, còn có Làng Nghề chế tác Khèn Mông, thôn Tả Cồ Ván, xã Hố Quáng Phìn; Làng Nghề đúc lưỡi cày thôn Súng Lủng, xã Tả Lủng; Làng Nghề sản xuất hương nhang sạch thôn Sính Thầu, xã Sảng Tủng; Làng Nghề nấu rượu ngô men lá truyền thống thôn Lũng Táo, xã Lũng Táo… Trung bình mỗi làng nghề này đều có sự tham gia của trên 30 hộ và mang lại thu nhập khá cho mỗi gia đình…

Đồng chí Dinh Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn; khẳng định: Với kết quả đạt được và định hướng phát triển làng nghề, trong những năm tới, huyện Đồng Văn tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khôi phục cũng như phát triển các ngành, nghề truyền thống, như: Nghề rèn, đúc các sản phẩm nông cụ, sản xuất các mặt hàng nông sản, may mặc và ưu tiên đầu tư, vốn vay cho các địa phương có nhiều cơ sở, gia đình làm nghề nhằm quy hoạch và xây dựng thành những làng nghề tập trung, tạo nhiều ngành nghề, việc làm mới cho lao động nông thôn; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Hoàng Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Về với vùng hồi Bắc Mê

BHG - Thôn Nà Nôm, xã Đường Âm – nơi khởi điểm hình thành vùng trồng cây Hồi tại Bắc Mê những ngày này luôn ngập tràn hương thơm ngào ngạt. Với đặc điểm nằm trong vùng khí hậu ôn đới, những năm qua cây Hồi đã bước đầu đem lại giá trị kinh tế, từng bước giúp người dân nơi đây thoát nghèo. Ông Phùng Văn Hỏn, người đầu tiên đưa cây Hồi về trồng thử nghiệm tại thôn Nà Nôm cho biết: "Cách đây 10 năm, khi đi làm tại tỉnh Cao Bằng, thấy người dân nơi đây trồng rất nhiều Hồi, giá thành sản phẩm cao, tôi đã mua cây giống về để trồng thử; không ngờ cây Hồi rất hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây. 

30/11/2018
Sủng Máng phát huy nghề may trang phục truyền thống

BHG - Trong rất nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp trên Cao nguyên đá, nghề may trang phục truyền thống của dân tộc Dao, Mông ở xã Sủng Máng (Mèo Vạc) đang được nhiều hộ dân gìn giữ, phát huy và đem lại nguồn thu nhập ổn định. Sủng Máng hiện có 529 hộ, 2.864 khẩu; trong đó, trên 55% hộ nghèo và đa phần bà con nơi đây sinh sống phụ thuộc vào chăn nuôi, trồng trọt. Trong khi điều kiện thời tiết và địa hình rất khắc nghiệt, đất canh tác ít, nước sinh hoạt luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng… Chính vì vậy, một số thôn của xã đẩy mạnh phát triển nghề may trang phục truyền thống nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. 

28/11/2018
Ớt gió Đồng Văn – Sản phẩm đặc trưng của Cao nguyên đá

BHG - Trước nhu cầu tiêu thụ mạnh, giá bán khá cao, những năm gần đây nhiều gia đình ở thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn) đã chủ động phát triển mạnh cây Ớt gió nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ du lịch và tăng thu nhập; góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.

26/11/2018
"Chắp cánh" cho sản phẩm mật ong Thảo quả

BHG - Hợp tác công – tư giữa Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) với hộ kinh doanh Tô Thị Vân Anh, xã Nấm Dẩn (Xín Mần) được ký kết vào cuối năm 2017 nhằm thực hiện Tiểu dự án "Phát triển nuôi ong lấy mật, xây dựng và quản lý nhãn hiệu mật ong Thảo quả". Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình CPRP, đến nay cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong Thảo quả Vân Anh đã và đang phát triển về quy mô cũng như chất lượng, sản phẩm mật ong Thảo quả được thị trường ưa chuộng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. 

24/04/2019