Đồng hành cùng phụ nữ phát triển kinh tế

17:44, 16/11/2021

BHG - Hỗ trợ hội viên phụ nữ (HVPN) phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp chú trọng triển khai dưới nhiều hình thức, giải pháp sáng tạo. Các phong trào thi đua được triển khai sâu rộng đã tạo điều kiện cho chị em vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT – XH tại địa phương. 

Hợp tác xã Nông sản dầu lạc Đồng Yên (Bắc Quang) do chị Mạc Thị Miến làm chủ có thu nhập cao, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Hợp tác xã Nông sản dầu lạc Đồng Yên (Bắc Quang) do chị Mạc Thị Miến làm chủ có thu nhập cao, tạo việc làm cho nhiều lao động.

Đồng chí Nguyễn Thị Kiều Yên, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Với đặc thù là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó phụ nữ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 89%; do đó, hỗ trợ HVPV có việc làm, tăng thêm thu nhập là nhiệm vụ rất quan trọng được Hội LHPN các cấp triển khai với nhiều giải pháp. Trước hết, tập trung tuyên truyền để chị em thay đổi nhận thức, khơi dậy khát vọng vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc; vận động HVPN giúp nhau phát triển kinh tế và duy trì các hình thức tiết kiệm. Phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, dài hạn cho lao động nữ; tập huấn chuyển giao KHKT và thành lập các tổ hợp tác, tổ phụ nữ phát triển kinh tế tại các địa phương... Qua đó, giúp chị em mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng thu nhập và từng bước nâng cao vị thế trong gia đình và xã hội.

Phụ nữ người dân tộc thiểu số mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh tế từ những mô hình hiệu quả.
Phụ nữ người dân tộc thiểu số mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh tế từ những mô hình hiệu quả.

Bám sát định hướng phát triển, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho HVPN, “Tổ phụ nữ liên kết phát triển kinh tế” là mô hình được Hội LHPN tỉnh lựa chọn làm khâu đột phá của nhiệm kỳ vừa qua. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch, chỉ tiêu, các cơ sở hội chủ động hướng dẫn, xây dựng, nhân rộng mô hình phù hợp thế mạnh vùng miền. Hiện nay, toàn tỉnh thành lập và duy trì 546 “Tổ phụ nữ liên kết phát triển kinh tế”, tập trung vào các lĩnh vực: Chăn nuôi lợn nái luân chuyển, lợn thịt, trồng rau an toàn, trồng cây ăn quả, thêu dệt thổ cẩm… không chỉ đáp ứng nhu cầu của HVPN, các mô hình này còn tạo ra sức lan toả, tinh thần đoàn kết và nâng cao thu nhập. Từ những hiệu quả đó, HVPN, nhất là nữ DTTS ngày càng mạnh dạn tham gia, gia tăng cơ hội lao động, việc làm tại địa phương. 

Những hoạt động thiết thực đồng hành, hỗ trợ của Hội LHPN các cấp đã giúp cho nhiều HVPN, nhất là phụ nữ DTTS vươn lên, làm chủ cuộc sống. Nổi bật là chị Lưu Thị Hòa, người dân tộc Cờ Lao huyện Đồng Văn. Với khát vọng đưa nông sản vùng cao đến tay người tiêu dùng, chị quyết tâm làm giàu nơi địa đầu Tổ quốc. HTX Nông lâm nghiệp và Dịch vụ thương mại Po Mỷ được chị thành lập năm 2017, liên kết theo quy trình khép kín, tập trung sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gồm: Mật ong Bạc hà, quả lê, phở Sâm khoai... Cùng đó là tập trung phát triển du lịch nông nghiệp gắn với nguồn tài nguyên bản địa; duy trì chuỗi cửa hàng “Về bản” tại thị trấn Đồng Văn và Hà Nội. Với những nỗ lực không ngừng, HTX của chị Lưu Thị Hòa đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm, chị cũng vinh dự nhận được giải thưởng Lương Định Của; lọt vào danh sách Giải thưởng Phụ nữ tương lai 2020...

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, đội ngũ nữ doanh nghiệp và nữ tiểu thương tiếp tục có bước phát triển mới về số lượng và chất lượng. Toàn tỉnh hiện có 508 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 163 HTX do nữ điều hành và 3.595 nữ tiểu thương. Nhiều chị em mạnh dạn đầu tư, mở rộng chuỗi sản xuất, kinh doanh chất lượng, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động tại địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Cùng với đó, cuộc vận động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế thật sự lan tỏa rộng rãi trong đời sống của HVPN. Hiện, các cấp Hội đang hỗ trợ cho 407 phụ nữ khởi sự kinh doanh theo loại hình kinh tế hộ; hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác; tích cực hưởng ứng Ngày Hội Phụ nữ khởi nghiệp do T.Ư Hội LHPN Việt Nam tổ chức. Bên cạnh đó, các hoạt động ký kết, hỗ trợ kết nối tiêu thụ, nhất là sản phẩm thêu dệt thổ cẩm, đặc sản địa phương, dược liệu, nông sản được Hội LHPN các cấp đẩy mạnh thông qua kết nối cung – cầu, tìm kiếm thị trường.

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho HVPN và khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Hội trong các phong trào thi đua, thời gian tới, các cấp Hội LHPN tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách giảm nghèo, tín dụng đến HVPN; khuyến khích phát huy nội lực, khai thác, hướng dẫn tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng; nâng cao chất lượng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp; ứng dụng KHKT vào sản xuất; đẩy mạnh hỗ trợ HVPN khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh…

Bài, ảnh: Trình Thị Thu Thảo

(Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang)


Cùng chuyên mục

Nhiều sản phẩm đặc trưng ở Bắc Mê chưa tìm được hướng đi

BHG - Chương trình OCOP được xem là "cánh cửa" mở đối với lĩnh vực nông nghiệp của huyện Bắc Mê. Tuy được đánh giá là huyện có tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, song cũng còn không ít những khó khăn, rào cản khi triển khai thực hiện chương trình này; cần có những giải pháp manh tính đột phá mới đạt được mục tiêu đề ra.

31/10/2021
Hồi ức 30 năm Agribank Hà Giang

BHG - Agribank Việt Nam được Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập vào ngày 26.3.1988, với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam. Agribank Hà Tuyên chính thức được thành lập ngày 18.5.1988. Đến tháng 10.1991, Agribank chi nhánh Hà Tuyên tách ra thành Agribank chi nhánh Tuyên Quang và Hà Giang.

31/10/2021
Ổn định thị trường hàng hóa

BHG - Sau 1 ngày "tăng nhiệt" do sức mua của người dân tăng đột biến khi thành phố Hà Giang công bố ca bệnh Covid – 19 đầu tiên trong cộng đồng, hiện nay, số lượng, giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh đều ổn định; các siêu thị, cửa hàng niêm yết giá công khai, người dân hoàn toàn yên tâm về nguồn lương thực, lực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu trong những ngày thành phố đang "gồng mình" chống dịch.

30/10/2021
Đa dạng các ngành nghề ở Xuân Giang

BHG - Xã Xuân Giang (Quang Bình) đang trở thành 1 trong những địa phương phát triển đa dạng các ngành nghề từ tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó, những bản sắc văn hóa của người dân luôn được gìn giữ và phát huy với nhiều sản phẩm thêu, dệt đặc trưng.

16/11/2021