Nhiều sản phẩm đặc trưng ở Bắc Mê chưa tìm được hướng đi

17:42, 31/10/2021

BHG - Chương trình OCOP được xem là “cánh cửa” mở đối với lĩnh vực nông nghiệp của huyện Bắc Mê. Tuy được đánh giá là huyện có tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, song cũng còn không ít những khó khăn, rào cản khi triển khai thực hiện chương trình này; cần có những giải pháp manh tính đột phá mới đạt được mục tiêu đề ra.

Vùng trồng nguyên liệu đậu tương tại xã Đường Hồng.
Vùng trồng nguyên liệu đậu tương tại xã Đường Hồng.

Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế như doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện. Vì thế, theo các chuyên gia kinh tế phân tích, để sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu địa phương phát triển thì mô hình HTX được coi là phù hợp nhất vì nó không giới hạn số lượng thành viên tham gia sản xuất; có thể tạo ra liên kết giữa các hộ đến liên kết vùng, là một trong những chủ thể mà OCOP hướng tới. Tuy nhiên, vai trò của HTX chưa phát huy hiệu quả trong các chương trình KT - XH nói chung, chương trình OCOP nói riêng. Năm 2021, huyện Bắc Mê có 24 sản phẩm đủ điệu kiện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Các sản phẩm thuộc ngành thực phẩm như: Viên Cà gai leo; tinh chất mầm đậu nành nguyên sơ; viên nang tinh bột nghệ mật ong; viên nang tinh bột nghệ tam thất mật ong; bột nghệ vàng nguyên chất; bột nghệ đen nguyên chất; dầu lạc nguyên chất; dầu đậu nành; dầu vừng; viên Hà thủ ô; măng khô; thịt chân giò lợn đen muối tiêu; bò một nắng, gà Ri muối; cá sông Gâm sấy; chè Xanh Bắc Mê…

Trong tổng số 24 sản phẩm được tư vấn, kết quả sản phẩm được tư vấn hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng cấp huyện 12 sản phẩm. Sản phẩm đăng ký thi nâng hạng gồm: 2 sản phẩm của 2 chủ thể (Gia vị tinh dầu hồi của HTX khởi nghiệp Thành Công và tinh bột nghệ vàng của HTX dịch vụ tổng hợp Nông lâm nghiệp Ngọc Sơn). Qua đánh giá, nhận thấy các chủ thể chưa đáp ứng yêu cầu nâng sao do không có tài liệu bổ sung để minh chứng cụ thể. Đối với số sản phẩm được đánh giá gồm có 12 sản phẩm tham gia; trong đó, có 5 sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả; 6 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm; 1 sản phẩm thuộc ngành dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Số sản phẩm đạt từ 50 điểm trở lên: 10 sản phẩm đủ điều kiện dự thi đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Số sản phẩm không đủ điều kiện tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh là: 2 sản phẩm.

Hiện, nhiều sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện có chất lượng tốt nhưng lại gặp khó khăn ở khâu tiêu thụ ngay tại thị trường trong tỉnh. Lý do căn bản được nhận định chính là yếu kém tại khâu kết nối cung - cầu; không mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm chưa đưa được vào các siêu thị; chưa mở rộng được vùng nguyên liệu; sản phẩm làm ra không đáp ứng đủ nhu cầu; dây chuyền sản xuất không đáp ứng yêu cầu…

Theo đồng chí Lê Xuân Thủy, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bắc Mê: Đến nay, một số sản phẩm của huyện đã và đang được xây dựng thương hiệu. Tham gia chương trình OCOP sẽ giúp phát triển các sản phẩm chủ lực. Tuy nhiên, khó khăn của địa phương hiện nay là các xã, thị trấn chưa tuyên truyền sâu rộng Chương trình OCOP đến các doanh nghiệp, HTX, cá nhân; chưa thực sự vào cuộc để phối hợp với Tổ tư vấn cấp huyện hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện hồ sơ trước khi gửi lên Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp huyện. Từ đó dẫn đến nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương chưa tìm được hướng đi.

Để có những giải pháp mang tính đột phá trong thời gian tới, huyện Bắc Mê chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tất cả các cấp, ngành, các chủ thể kinh tế và nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình OCOP. Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, chủ thể thực hiện chương trình; xây dựng hệ thống chỉ đạo, thực hiện Chương trình OCOP; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến nguyên liệu và quản lý chất lượng sản phẩm. Chủ động cơ cấu lại sản phẩm, sản xuất các sản phẩm gắn với thị trường. Tập trung nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường công tác phát hiện, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, đối với các mặt hàng đặc trưng, thế mạnh...

Bài, ảnh: VĂN QUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hồi ức 30 năm Agribank Hà Giang

BHG - Agribank Việt Nam được Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập vào ngày 26.3.1988, với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam. Agribank Hà Tuyên chính thức được thành lập ngày 18.5.1988. Đến tháng 10.1991, Agribank chi nhánh Hà Tuyên tách ra thành Agribank chi nhánh Tuyên Quang và Hà Giang.

31/10/2021
Ổn định thị trường hàng hóa

BHG - Sau 1 ngày "tăng nhiệt" do sức mua của người dân tăng đột biến khi thành phố Hà Giang công bố ca bệnh Covid – 19 đầu tiên trong cộng đồng, hiện nay, số lượng, giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh đều ổn định; các siêu thị, cửa hàng niêm yết giá công khai, người dân hoàn toàn yên tâm về nguồn lương thực, lực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu trong những ngày thành phố đang "gồng mình" chống dịch.

30/10/2021
Chi cục Thuế Vị Xuyên tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

BHG - Thực hiện các chính sách thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn, Chi cục Thuế Vị Xuyên đã, đang tích cực rà soát đối tượng thụ hưởng, hướng dẫn, tuyên truyền chính sách thuế đến từng hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã... thể hiện rõ tinh thần đồng hành, cùng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid - 19.

30/10/2021
Thủ lĩnh Đoàn gương mẫu, trách nhiệm

BHG - Không chỉ gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua phát triển kinh tế tại địa phương, anh Sùng Seo Chư, Bí thư Đoàn xã Lao Chải (Vị Xuyên) còn luôn nhiệt tình, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, trở thành tấm gương sáng để đoàn viên, thanh niên trong xã học tập, làm theo.

30/10/2021