Vành đai thực phẩm hàng hóa ở thành phố Hà Giang

14:55, 04/08/2019

BHG - Sản phẩm thịt lợn, gia cầm, rau, quả các loại đáp ứng khoảng 55 – 60% nhu cầu thị trường; nhiều mô hình, cách làm hay gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng… Những kết quả nổi bật này góp phần quan trọng hình thành vành đai thực phẩm hàng hóa an toàn, chất lượng trên địa bàn thành phố Hà Giang (TPHG).

Sản xuất rau an toàn giúp người dân tổ 9, phường Ngọc Hà nâng cao thu nhập
Sản xuất rau an toàn giúp người dân tổ 9, phường Ngọc Hà nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nền nông nghiệp TPHG đối diện không ít khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp. Đặc biệt, đầu năm 2017, do ảnh hưởng suy thoái, chăn nuôi lợn trong nước giá bán thấp, khó tiêu thụ làm cho sản xuất có phần chững lại. Tiếp đến, từ tháng 5.2019 đến nay, 8/8 xã, phường của TPHG phát sinh dịch tả lợn châu Phi, ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận trong nhân dân, Dự án Vành đai thực phẩm hàng hóa, an toàn chất lượng, giai đoạn 2016 – 2020  - chủ trương lớn cấp ủy, chính quyền thành phố đã, đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

Dự án gồm 14 chỉ tiêu, 5 nội dung quan trọng: Sản xuất rau an toàn, chất lượng; phát triển chăn nuôi, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao chất lượng lao động. Đến nay, có 71,1% chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, tạo bước phát triển vượt bậc đối với nền nông nghiệp của thành phố. Minh chứng điển hình cho thấy, thành phố đã có 16,8 ha rau công nghệ cao, rau VietGAP; 115 ha rau an toàn/rau chuyên canh, đạt 121,05% so với mục tiêu; sản lượng ước thực hiện năm 2019 lên đến gần 2.820 tấn, giá trị ước đạt 245 triệu đồng/ha, tăng 47 triệu đồng/ha so với năm 2016. Cùng với đó, ngành chăn nuôi lợn, gia cầm của thành phố những năm gần đây đều có tỷ lệ tăng đàn bình quân vượt mục tiêu với tỷ lệ lần lượt 8,3% và 9,9%. Hơn nữa, sản lượng lợn hơi, gia cầm, thủy cầm ước thực hiện năm 2019 lần lượt đạt 1.100 tấn và 175,68 tấn, tạo thu nhập không nhỏ cho người chăn nuôi.

Một góc mô hình vườn, ao, chuồng của gia đình ông Nguyễn Hữu Quân, tổ 3, phường Quang Trung.
Một góc mô hình vườn, ao, chuồng của gia đình ông Nguyễn Hữu Quân, tổ 3, phường Quang Trung.

Đi liền với kết quả trên, cấp ủy, chính quyền TPHG còn quan tâm tổ chức lại sản xuất thông qua thành lập, duy trì hoạt động của 26 hợp tác xã (HTX), 4 HTX toàn thôn; 20 tổ hợp tác (THT) và 25 tổ liên kết trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Nổi bật trong đó, không ít THT hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho nhiều lao động với thu nhập bình quân 3,5 – 4 triệu đồng/người/tháng, như: 4 THT nuôi lợn đen địa phương và lợn lai đen tại xã Phương Thiện, Ngọc Đường; 2 THT nuôi gà ri, vịt bầu tại phường Quang Trung và xã Phương Độ… Song song với kết quả này, chính quyền thành phố còn chú trọng phát triển nguồn lực lao động thông qua việc tổ chức 10 lớp đào tạo nghề trồng rau an toàn, nuôi và phòng, trị bệnh cho gà, lợn... với 356 học viên tham gia; mở 129 lớp tập huấn, thu hút 4.352 lượt người tìm hiểu các nội dung liên quan đến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học, quản lý, sử dụng thuốc trừ cỏ, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bồi dưỡng kiến thức về thành lập, quản lý HTX; 100% lao động tại cơ sở sản xuất VietGAP, VietGAHP được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện dự án còn xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. Nổi bật trong đó là những trang trại cho doanh thu vài trăm đến hàng tỷ đồng/năm, như: Trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Hữu Kiên, tổ 7, phường Quang Trung có tổng diện tích gần 3.000 m2 với quy mô nuôi 50 lợn nái, 600 lợn thương phẩm và 2.000 con gà/lứa. Trang trại này đã tạo việc làm cho 3 – 4 lao động với thu nhập bình quân từ 4 – 5 triệu đồng/người/tháng. Còn mô hình “Vườn, ao, chuồng” của ông Nguyễn Hữu Quân, tổ 3, phường Quang Trung có tổng diện tích canh tác 3,7 ha nuôi ong giống, ong lấy mật, trồng cam Vinh, bưởi Diễn, nuôi cá, gà… không chỉ giúp gia đình nâng cao thu nhập, còn tạo việc làm cho 3 lao động địa phương với thu nhập bình quân 7 – 8 triệu đồng/người/tháng… Ấn tượng hơn, từ dự án đã hình thành liên kết sản xuất giữa Công ty TNHH ALDARA với các hộ dân thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện. Đây là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực nông nghiệp, liên kết sản xuất 4,2 ha rau, quả các loại theo hướng hữu cơ với tổng sản lượng ước đạt 30 tấn, doanh thu 750 triệu đồng/năm. Qua đó, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động địa phương với thu nhập từ 3,5 – 5 triệu đồng/người/tháng…

Những kết quả nổi bật trên tiếp tục tạo nền tảng để chính quyền TPHG thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và tổ chức lại sản xuất theo hướng hàng hóa. Đồng thời, hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên sâu, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng gắn sản xuất với phát triển các hoạt động du lịch trải nghiệm trên địa bàn.

Bài, ảnh: PHƯƠNG THÙY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP ở Quang Bình

BHG - Nắm bắt được nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp sạch của người tiêu dùng, nông dân huyện Quang Bình đã và đang đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản, thực phẩm chất lượng, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, từ năm 2016 đến nay, huyện Quang Bình đã chứng nhận 19 tổ hợp tác và 2 hợp tác xã (HTX) sản xuất cam tại các xã Hương Sơn, Yên Hà, Tiên Yên… 

31/07/2019
Nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi

BHG - Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp khi số lợn bị bệnh liên tục tăng; nhiều địa phương đã tái phát dịch bệnh sau khi công bố hết dịch. Đến nay, toàn tỉnh có trên 3.450 con lợn/508 hộ/167 thôn/54 xã/8 huyện bị chết và tiêu hủy; trọng lượng trên 162 tấn. Toàn tỉnh có 22 xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch kể từ ca mắc bệnh cuối cùng, gồm: Thị trấn Phố Bảng, Lũng Táo (Đồng Văn); xã Ngọc Đường, phường Minh Khai, Quang Trung, Trần Phú, Nguyễn Trãi (thành phố Hà Giang)...

31/07/2019
Chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác mỏ mangan Pù Khâu Lôi

BHG - Ngày 31.7, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công văn số 2337/UBND-KTTH, về việc thông báo chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác khoáng sản mỏ mangan Pù Khâu Lôi, xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang và yêu cầu Công ty CP Khoáng sản Châu Á Biển Đông thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Yêu cầu Công ty Công ty CP Khoáng sản Châu Á Biển Đông chấm dứt mọi hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ mangan Pù Khâu Lôi

31/07/2019
Liên kết phát triển nông nghiệp bền vững tại Bắc Quang

BHG - Đầu tư trên 40 tỷ đồng xây dựng nhà máy có quy mô trên 1,8 ha và liên kết với nông dân 4 xã của huyện Bắc Quang trồng hàng trăm ha dược liệu sản xuất thuốc và các loại trà - sự đầu tư và liên kết giữa Công ty Cổ phần dược Bông Sen Vàng (Công ty Bông Sen Vàng) với người nông dân đang mở ra hướng đi vững chắc trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

31/07/2019