Chung tay bảo vệ bền vững tài nguyên nước

09:21, 29/03/2019

BHG -  “Nước được ví như máu của sự sống, là “vàng trắng” Quốc gia. Ở tỉnh ta, nguồn tài nguyên nước (TNN) dồi dào nhưng phân bố không đồng đều; đặc biệt, nguồn tài nguyên này không thể vô tận nếu việc khai thác, sử dụng không đi liền với quản lý, bảo vệ bền vững” – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hoàng Văn Nhu chia sẻ.

Tỉnh ta nằm trong vùng thượng du của 3 lưu vực sông (sông Lô, sông Gâm, sông Chảy) và có nhiều nhánh sông chảy qua, như: Sông Miện, Ngòi Sảo, sông Con, Nho Quế… cùng hệ thống suối, hồ, đập tương đối dày; cung cấp lượng nước dồi dào phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Theo đánh giá của ngành TN&MT: Tổng lượng TNN mặt trên các sông, suối của tỉnh khá dồi dào; đạt 8,27 tỷ m3/năm. Riêng tiềm năng TNN từ mưa trung bình khoảng 17.741 triệu m3/năm, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất đạt trên 1,7 tỷ m3/ngày. Đến năm 2025 và 2030, dự báo tổng nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn tỉnh tương ứng 333,2 triệu m3/năm đến 339,16 triệu m3/năm.

Người dân xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) khơi thông dòng chảy khu vực đập đầu nguồn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Người dân xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) khơi thông dòng chảy khu vực đập đầu nguồn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù tỉnh ta được đánh giá giàu tiềm năng về nước, nhưng phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Đơn cử như khu vực huyện Vị Xuyên, thành phố Hà Giang có lượng dòng chảy lớn, đạt 1,64 tỷ m3/năm; nên khả năng khai thác sử dụng nguồn nước mặt tương đối thuận lợi. Trong khi đó, huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì có tổng lượng dòng chảy mặt nhỏ, chỉ đạt 0,11 tỷ m3/năm, nên khó khai thác, sử dụng nguồn nước mặt. Đặc biệt, tại 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) không chỉ có tổng lượng dòng chảy mặt nhỏ mà còn khan hiếm nước vào mùa khô. Hơn nữa, mực xâm thực sâu nên khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước mặt để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước tại các thị trấn gặp nhiều khó khăn… Bên cạnh đó, nguồn TNN trên địa bàn tỉnh thường bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố tự nhiên và từ con người. Ví như mặt trái của sự phát triển công nghiệp đã tác động xấu đến TNN trên địa bàn tỉnh, nhất là chất lượng nước sông. Không ít nhà máy xả nước thải ra môi trường khi chưa xử lý triệt để, gây ô nhiễm cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ nhân dân. Hơn nữa, các hoạt động khai thác khoáng sản trên lưu vực sông còn khiến chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm suy giảm…

Nhằm khắc phục những hạn chế trên, công tác quản lý, bảo vệ TNN được các cấp, ngành của tỉnh đặc biệt quan tâm. Bởi thực tế đã chứng minh vai trò quan trọng của TNN đối với sự sống trên trái đất và là nhân tố tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội; từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đến phát triển du lịch hay các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người. Nước trở thành mục tiêu thứ 6 trong tổng số 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hợp quốc hướng tới để: “Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước…”. Với ý nghĩa đó, tháng 8.2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo vệ TNN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Điều này nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ TNN theo hướng bền vững. Bảo vệ các hệ sinh thái phụ thuộc vào nước, các chức năng quan trọng của nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt với các mục tiêu cụ thể, như: Bảo vệ nguồn sinh thủy (rừng, hồ đập, miền cấp nước dưới đất); phòng ngừa suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất; bảo vệ chất lượng nước mặt và các tầng chứa nước. Đồng thời, xây dựng mạng lưới giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước; phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh xây dựng 22 điểm quan trắc, giám sát chất lượng nước mặt và 10 điểm quan trắc nước dưới đất. Trên cơ sở đó, góp phần đảm bảo an ninh về TNN; thúc đẩy, hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH chung của tỉnh.

Cùng với kết quả trên, hàng năm, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị sản xuất, kinh doanh, trường học… trên địa bàn tỉnh đều có những hoạt động thiết thực, hiệu quả hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22.3). Trong đó, hưởng ứng chủ đề năm 2019 “Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; các cơ quan, đơn vị đã xây dựng kế hoạch hưởng ứng bằng nhiều hoạt động thiết thực, như: Lồng ghép bảo vệ TNN với các nội dung thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới; phát động phong trào không lấn chiếm hệ thống lòng hồ, dòng chảy sông, suối; khơi thông cống rãnh, tu sửa, nạo vét kênh mương, ao hồ, công trình thủy lợi, hệ thống thoát nước. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động về khả năng tiếp cận nước sạch của các nhóm xã hội. Bởi, việc tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn được xác định là nền tảng cho sức khỏe cộng đồng và là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Quốc gia.

Từ thực tiễn trên cho thấy, để duy trì “máu của sự sống” cũng như sử dụng hiệu quả “vàng trắng” Quốc gia; rất cần sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ bền vững nguồn TNN quý giá.

Bài, ảnh:  THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Tiếp lửa" cho thanh niên nông thôn khởi nghiệp

BHG - Chiếm trên 50% tổng số thanh niên toàn tỉnh, thanh niên nông thôn được xác định là lực lượng lòng cốt, đi đầu cho những chương trình khởi nghiệp (KN) tại địa phương. Với các lợi thế, như: Là người bản địa, có diện tích đất, sức khỏe và sự nhiệt tình..., đây được xem là đối tượng để xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế trên lĩnh vực nông nghiệp, du lịch.

29/03/2019
Phương án chủ động ứng phó với dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh

BHG - Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT và căn cứ tình hình của bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn toàn quốc, với 21 tỉnh, thành phố đã có dịch bệnh, 64.679 con lợn bị tiêu hủy. Ngày 27.3, UBND tỉnh đã ban hành Phương án số 09/PA-UBND chủ động ứng phó với bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn tỉnh với một số tình huống cụ thể. Báo Hà Giang Điện tử đăng tải toàn văn Phương án số 09. Bạn đọc kích đường link dưới để xem nội dung của Phương án.

28/03/2019
Tỏa sáng gương thanh niên khởi nghiệp ở Quang Bình

BHG - Năm 2016, khi "làn sóng" khởi nghiệp nhân lên mạnh mẽ, phủ khắp các lĩnh vực và lan tỏa sâu rộng đến mọi đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), lớp trẻ trên vùng đất mới Quang Bình đã cháy lên khát vọng, ý tưởng lập nghiệp. Bằng bàn tay, sức sáng tạo, họ đã biến những điều không thể thành có thể. Trong tiết trời dịu nhẹ còn vương vấn sắc Xuân, tôi cùng lãnh đạo Huyện đoàn Quang Bình về thăm Hợp tác xã (HTX) Afdex Tiên Yên, thôn Tân Bể, xã Tiên Yên.

28/03/2019
Mèo Vạc đẩy mạnh sản xuất vụ Xuân

BHG - Do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, nên đến nay huyện Mèo Vạc chưa hoàn thành diện tích gieo trồng các loại cây vụ Xuân. Trước tình hình đó, địa phương tích cực đôn đốc người dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy mạnh sản xuất đảm bảo khung thời vụ. Năm nay thời tiết bất thường, mưa nắng, rét đột ngột khiến công tác chuẩn bị đất cũng như gieo trồng các loại cây vụ Xuân gặp nhiều khó khăn. Không giống địa phương khác, tình hình sản xuất ở Mèo Vạc...

28/03/2019