Xuất khẩu lao động đến thị trường chất lượng cao

17:54, 11/05/2018

BHG - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một giải pháp tích cực trong mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững. Vừa qua, Sở Lao động - TBXH đã tổ chức thí điểm ở một số huyện về giải quyết việc làm và XKLĐ đi Nhật Bản với sự tham gia của các doanh nghiệp uy tín về XKLĐ đến tư vấn, cung cấp thông tin ngành, nghề cho lao động (LĐ) hướng đến thị trường chất lượng cao.

Người lao động huyện Quản Bạ tham gia tư vấn đi làm việc ở thị trường nước ngoài.
Người lao động huyện Quản Bạ tham gia tư vấn đi làm việc ở thị trường nước ngoài.

Từ chủ trương của tỉnh, chính quyền nhiều địa phương đã quan tâm, đẩy mạnh công tác XKLĐ. Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, Sèn Thăng Long, chia sẻ: Trên cơ sở quán triệt Chỉ thị số 14 của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh XKLĐ và đưa LĐ đi làm việc ngoài tỉnh, UBND huyện đã ban hành kế hoạch cụ thể, xác định đây là một trong những giải pháp giảm nghèo bền vững, tạo việc làm cho nhân dân. Trong đó, tập trung vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí học nghề XKLĐ thông qua các chương trình, dự án. Qua đó, có nhiều LĐ quan tâm, mong muốn tìm hiểu thông tin XKLĐ. Quản Bạ có 26 nghìn người trong độ tuổi LĐ, chiếm 51% dân số, tuy nhiên tỷ lệ LĐ có việc làm thường xuyên chưa cao, số người đi XKLĐ thấp, chủ yếu làm việc tại các khu công nghiệp trong nước. Những năm qua, bằng nhiều giải pháp tích cực, huyện có 599 lao động LĐ đi làm việc ngoài tỉnh và XKLĐ.

Ông Nguyễn Đình Thám, đại diện Công ty Cổ phần LMK cho biết: Theo xu hướng hiện nay, LĐ mong muốn được trải nghiệm ở những môi trường chất lượng như Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong đó, Nhật Bản cũng tuyển LĐ phổ thông làm giúp việc, lái xe, thu nhập từ 12 - 15 triệu đồng/tháng. Công ty đã tuyển LĐ ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An, có chính sách giảm 10% chi phí cho các tỉnh miền núi khó khăn, mặc dù LĐ ở đây phải mất nhiều thời gian đào tạo kỹ năng.

Đối với thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, tuy đòi hỏi LĐ phải có tay nghề, ngoại ngữ, chi phí xuất cảnh cao nhưng thu nhập khá lớn. Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Quản Bạ, Lê Tuấn Quang cho biết: Theo Quyết định số 71/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020, người LĐ được vay tối đa bằng các khoản chi phí phải đóng góp theo từng thị trường, nhưng không vượt quá mức trần của Bộ Lao động –TBXH và họ có khoảng thời gian khá dài để trả nợ ngân hàng với mức lãi suất thấp.

Theo Phó Cục trưởng Cục Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - TBXH), Nguyễn Gia Liêm, hàng năm nước ta đều đưa LĐ đi làm việc ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Đây là thị trường “khó tính”, đòi hỏi trình độ cao, nhưng có nhiều cơ hội cho LĐ Việt Nam làm việc trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm không đòi hỏi trình độ cao, điều kiện sức khỏe cũng phù hợp. Qua XKLĐ, nhiều người có thu nhập khá, tiếp thu được kinh nghiệm, kỹ thuật ở nước ngoài về phát triển kinh tế gia đình.

Bài, ảnh:  LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Agribank Hà Giang trao giải Tiết kiệm dự thưởng kỷ niệm 30 năm thành lập

BHG - Sáng 11.5, được sự ủy quyền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank Việt Nam), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Hà Giang (Agribank Hà Giang) tổ chức Lễ trao giải Tiết kiệm dự thưởng "Kỷ niệm 30 năm thành lập Agribank – May mắn nhân đôi"…

 

11/05/2018
Đoàn viên Nguyễn Văn Tượng khởi nghiệp với mô hình nuôi gà sạch thương phẩm

BHG - Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nông nghiệp tại thôn Nà Mạ, thị trấn Yên Minh (Yên Minh), Nguyễn Văn Tượng (sinh 1994) luôn ý thức phải phấn đấu, rèn luyện vươn lên trong cuộc sống. Dù đang là sinh viên năm cuối Khoa Kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên;  Tượng đã quyết tâm khởi nghiệp với mô hình nuôi gà sạch thương phẩm tại địa phương.Theo học chuyên nghiệp là cơ hội để đoàn viên Nguyễn Văn Tượng tiếp cận được những kiến thức khoa học và kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp. Có ý tưởng nuôi gà sạch thương phẩm từ lâu, Tượng dành nhiều thời gian để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm từ các mô hình đã thành công ở một số địa phương trong và ngoài tỉnh.

11/05/2018
Hoàng Su Phì từng bước nâng cao giá trị cây Mận máu

BHG - Những vườn Mận máu trĩu quả là hình ảnh nổi bật, đặc trưng của Hoàng Su Phì sau mùa gặt. Giờ đây, Mận máu đã trở thành cây trồng chủ lực, giúp người dân các xã Chiến Phố, Thàng Tín, Pố Lồ, Bản Máy… có nguồn thu nhập khá, từng bước vươn lên thoát nghèo. Vụ mận năm trước, huyện Hoàng Su Phì có trên 130 ha, trong đó hơn 66 ha cho thu hoạch, sản lượng đạt trên 600 tấn quả, giá bán bình quân trên 20 nghìn đồng/kg, doanh thu đạt trên 12 tỷ đồng.

 

10/05/2018
Hiệu quả Đề án thí điểm cơ chế đặc thù xã phát triển toàn diện ở Thượng Phùng

BHG - Với đặc thù là xã biên giới, địa hình chia cắt; xã Thượng Phùng lâu nay luôn được xem là một trong những địa bàn khó khăn bậc nhất ở huyện Mèo Vạc. Tuy nhiên, sau khi Đề án thí điểm cơ chế đặc thù xã phát triển toàn diện vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) được triển khai đã mang lại cho Thượng Phùng bộ mặt nông thôn đổi mới, giúp cuộc sống người dân nơi đây vơi đi bớt nhọc nhằn. Chắc hẳn những ai đã từng đến Thượng Phùng đều có thể cảm nhận được cái "khó" đeo bám cuộc sống người dân nơi biên cương suốt bao năm qua. Không chỉ là những con đường đất nhầy nhụa mỗi khi trời mưa...

10/05/2018