Kết quả sau một năm hoạt động của ngành Công thương

09:03, 03/01/2018

BHG - Theo đánh giá của ngành Công thương, năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 4.798 tỷ đồng, tăng 23,36% so với năm trước. Trong đó, công nghiệp khai thác khoáng sản đạt trên 1.130 tỷ đồng; khai thác, chế biến đạt trên 1.47,19 tỷ đồng; sản xuất, phân phối điện đạt trên 2.152 tỷ đồng. Thương mại, dịch vụ đạt trên 8.431 tỷ đồng, tăng 11,67% so với năm trước... 

Lãnh đạo ngành Công thương cho biết, để đạt được kết quả trên, các hoạt động quản lý quy hoạch ngành tuân thủ theo hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương, các kế hoạch, chương trình hành động của tỉnh được cụ thể hóa thành chương trình công tác trọng tâm để triển khai thực hiện; công tác tham mưu, giúp việc của các phòng, ban, đơn vị được nâng cao về chất lượng, đúng trọng tâm, trọng điểm, giải quyết kịp thời các nhiệm vụ theo chức năng quản lý. Kết quả nổi bật nhất trong năm, ngành đã xây dựng được 19 kế hoạch, 1 phương án và 1 quy trình để triển khai các hoạt động trong lĩnh vực công thương. Đặc biệt, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh trình Bộ Công thương thẩm định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2025, về hợp phần I lưới điện 110 KV; tổ chức thẩm định, điều chỉnh 11 dự án thủy điện đã được phê duyệt với tổng công suất 145,2 MW và bổ sung 19 dự án thủy điện với công suất 85,3 MW vào quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2017, đã đưa vào vận hành 7 nhà máy với tổng công suất theo quy hoạch là 160,1 MW và khởi công 2 dự án với tổng công suất 26 MW. Cùng với đó, ngành phối hợp với các ban, ngành tăng cường công tác quản lý về hoạt động kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; triển khai các biện pháp tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát, phòng, chống ngộ độc thực phẩm do nấm và bột ngô mốc theo đề nghị của Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm… Ngành  đã triển khai ứng dụng phần mềm tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc sản phẩm chè, cam, mật ong; triển lãm “Việt Nam – đối tác kinh doanh tin cậy và giàu tiềm năng” trong khuôn khổ Hội nghị APEC, lựa chọn địa điểm xây dựng điểm bán hàng nông sản dọc Quốc lộ 2; tổ chức tập huấn cho 130 học viên là công chức, viên chức các phòng: Kinh tế, Kinh tế và hạ tầng, các cán bộ Ban Quản lý chợ trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng quản lý và định hướng, chính sách đối với quản lý nhà nước về chợ, nhằm phát huy tốt công năng của chợ phục vụ sản xuất, tiêu dùng; khảo sát, tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh như: Cam Sành, chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà, các sản phẩm chế biến từ dược liệu tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Đặc biệt ngành đã tham mưu cho tỉnh tổ chức Tuần lễ Cam Sành Hà Giang tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh niên vụ 2016 – 2017…

Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, trong năm qua, ngành Công thương thường xuyên nắm bắt thông tin về xã phụ trách theo sự phân công của Tỉnh ủy, để chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, trọng tâm là phát triển KT – XH, quốc phòng - an ninh. Kết quả, ngành đã vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ các xã phụ trách được 123,923 triệu đồng; ban hành các văn bản hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 4 - điện nông thôn và tiêu chí số 7 - cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn để hướng dẫn các huyện triển khai thực hiện… Cho đến nay, tỷ lệ hộ dân được dùng điện từ các nguồn của tỉnh đạt 87,6%, trong đó, số hộ được sử dụng điện từ điện lưới Quốc gia đạt 84,91%. Số hộ sử dụng điện từ nguồn không nối lưới là 2,69%, tập trung tại các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và Quang Bình…

Có thể nói, các hoạt động công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, những kết quả đó có sự đóng góp rất quan trọng của tập thể cán bộ, CCVC ngành Công thương.

Hiến Chương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới có nhiều khởi sắc

BHG - Sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết; ngay từ đầu năm, tỉnh ta đã hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán kéo dài; đến giữa năm, nhiều đợt mưa lớn gây ngập úng, sạt lở đất, lũ ống và hiện tại liên tiếp có những đợt rét đậm, rét hại tăng cường… khiến ngành Nông nghiệp của tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cơ cấu các lĩnh vực trong nội bộ ngành Nông nghiệp có chuyển biến tích cực, hoàn thành mục tiêu có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) và các chỉ tiêu đặt ra của ngành đều hoàn thành ở mức cao...

30/12/2017
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới có nhiều khởi sắc

BHG - Sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết; ngay từ đầu năm, tỉnh ta đã hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán kéo dài; đến giữa năm, nhiều đợt mưa lớn gây ngập úng, sạt lở đất, lũ ống và hiện tại liên tiếp có những đợt rét đậm, rét hại tăng cường… khiến ngành Nông nghiệp của tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cơ cấu các lĩnh vực trong nội bộ ngành Nông nghiệp có chuyển biến tích cực, hoàn thành mục tiêu có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) và các chỉ tiêu đặt ra của ngành đều hoàn thành ở mức cao, từ 90% trở lên - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đức Vinh, chia sẻ những thông tin vui về kết quả thực hiện Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng NTM năm 2017.

30/12/2017
Đảng bộ xã Nà Khương tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

BHG - Đảng bộ xã Nà Khương (Quang Bình) hiện có 245 đảng viên, sinh hoạt ở 12 chi bộ. Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 về công tác xây dựng Đảng, phát triển KT – XH; Đảng bộ xã đã tập trung lãnh, chỉ đạo đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

29/12/2017
Mèo Vạc sau một năm thực hiện chuyển đổi diện tích trồng ngô sang trồng cỏ

BHG - Nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, nâng cao thu nhập cho người dân góp phần đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Mèo Vạc đã ban hành Nghị quyết 07-NQ/HU ngày 20.4.2016 về việc chuyển đổi một phần diện tích trồng ngô sang trồng cỏ gắn với nuôi bò hàng hóa, giai đoạn 2016 – 2020. Ngay khi Nghị quyết ban hành, đã có sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là sự đồng lòng của người dân đã có những kết quả đáng khích lệ.

29/12/2017