Mèo Vạc tạo đột phá từ ngành "công nghiệp" không khói

08:50, 13/12/2017

BHG - Với các giải pháp đồng bộ, mang tính chiến lược nhằm đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp” không khói, thời gian qua, Mèo Vạc đã và đang thu hút đầu tư vào du lịch (DL) bằng các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế tham gia phát triển DL, dịch vụ.

Mèo Vạc nằm trong vùng lõi Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mê đắm lòng người. Bên cạnh đó, địa phương còn có cộng đồng các dân tộc với những nét văn hóa đa sắc màu, nhiều phong tục, lễ hội truyền thống vẫn còn được lưu giữ như: Lễ Cầu mưa của người Lô Lô; Lễ hội Lồng tông của người Giấy, người Tày; Lễ hội Chợ tình Khâu Vai; 5 di tích văn hóa được xếp hạng cấp Quốc gia, gồm: Danh thắng Mã Pì Lèng, hóa thạch Huệ biển, Hang Rồng, Lễ hội Mừng năm mới của dân tộc Giấy, tri thức canh tác thổ canh hốc đá của cư dân Cao nguyên đá Hà Giang. Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, Mèo Vạc xác định đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu và tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại – dịch vụ, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng chất lượng, hiệu quả. Tập trung phát triển DL, dịch vụ trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”. Đồng thời, xác định phát triển văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy KT – XH; bảo tồn, phát triển văn hóa gắn với DL, phù hợp với điều kiện thực tế và từng dân tộc; phấn đấu trở thành huyện trọng điểm văn hóa, DL của tỉnh.

Các sản phẩm đặc trưng của địa phương được huyện Mèo Vạc quan tâm, quảng bá tới du khách.
Các sản phẩm đặc trưng của địa phương được huyện Mèo Vạc quan tâm, quảng bá tới du khách.

 

Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn huyện Mèo Vạc được quan tâm đầu tư, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của du khách.
Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn huyện Mèo Vạc được quan tâm đầu tư, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của du khách.

Đồng chí Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: “Để thực hiện mục tiêu đặt ra, huyện đã và đang huy động các nguồn lực đầu tư để nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, chú trọng nâng cao chất lượng nhà hàng, khách sạn. Đồng thời, bảo tồn các giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống, nhằm phát huy giá trị Công viên Địa chất phục vụ DL”.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 7 khách sạn, 13 nhà nghỉ với tổng số trên 320 phòng, cùng hệ thống các nhà hàng, đảm bảo phục vụ tốt cho khoảng trên 10 nghìn lượt khách/năm. Với các điểm DL hấp dẫn như: Chợ tình Khâu Vai, thắng cảnh Quốc gia Mã Pì Lèng, Làng Văn hóa DL dân tộc Mông thôn Tả Lủng B, xã Tả Lủng; Làng Văn hóa DL của người Lô Lô thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc; Làng Văn hóa DL cộng đồng dân tộc Giấy thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà; “rừng hoa đá” tại xã Lũng Pù - Khâu Vai và Làng Văn hoá DL cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi... đã tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu của con người và thiên nhiên Mèo Vạc trên Công viên Địa chất toàn cầu. Đó cũng là tiềm năng được cấp ủy, chính quyền huyện Mèo Vạc quan tâm, có chủ trương khai thác hiệu quả lợi thế. Minh chứng cho điều này chính là việc các Làng Văn hóa DL cộng đồng, các điểm DL đã và đang được địa phương đầu tư, tu bổ, xây dựng hoàn thiện đưa vào sử dụng phục vụ du khách tham quan DL; các cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, dịch vụ được mở rộng, gắn với đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ; sản phẩm DL, công tác tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, hợp tác DL được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, Mèo Vạc chú trọng khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống, nghề thêu, rèn, trồng lanh, dệt thổ cẩm, nghề may tại các xã Sủng Trà, Sủng Máng, thị trấn Mèo Vạc; xây dựng các sản phẩm DL có giá trị kinh tế như: Chè, khèn Mông, thìa gỗ, bát gỗ, sản phẩm mây tre đan, đồ mộc; sưu tầm những đồ vật, sản phẩm của địa phương, giới thiệu các sản phẩm văn hóa của địa phương tới khách tham quan DL; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội; quan tâm quảng bá nét văn hóa đặc trưng của huyện qua việc tổ chức Tuần văn hóa, DL Lễ hội Chợ tình Khâu Vai, Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông, hoạt động Chợ đêm Mèo Vạc…

Từ những nỗ lực, quyết tâm tạo bước “đột phá” về hoạt động DL, huyện Mèo Vạc đang ngày càng khẳng định vị thế trong quá trình phát triển KT – XH, tạo nền tảng để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc viết tiếp trang sử anh hùng nơi miền đá.

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Hà Giang: Tri ân khách hàng năm 2017 tại huyện Yên Minh

BHG - Chiều 11.12, Công ty Điện lực Hà Giang tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng huyện Yên Minh năm 2017. Tới dự có đại diện lãnh đạo Công ty Điện lực Hà Giang; đại diện UBND huyện Yên Minh; đông đảo khách hàng trên địa bàn. Trong năm 2017, tình hình sản xuất, kinh doanh của Điện lực Yên Minh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. 

12/12/2017
Anh Hoàng Văn Vè sản xuất, kinh doanh giỏi của xã Yên Thành

BHG - Anh Hoàng Văn Vè, thôn Yên Lập, xã Yên Thành, huyện Quang Bình là một điển hình trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi của xã. Mỗi năm, thu nhập từ mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình anh không dưới 350 triệu đồng. Kinh tế khá giả, con cái được học hành, thành đạt, đó là mong ước của bao người dân xã Yên Thành.

12/12/2017
Tát Khao khởi sắc từ con đường mới

BHG - Về thôn Tát Khao, xã Cao Bồ (Vị Xuyên) khi vụ thu hoạch lúa vừa qua được mùa lớn, nhà nào cũng đầy bồ thóc, niềm vui no ấm hiện rõ trên nét mặt của người nông dân quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Và niềm vui càng được nhân lên bởi con đường bê-tông vừa hoàn thành, đưa vào sử dụng từ nguồn vốn Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP). Có đường mới, bà con thôn Tát Khao, ai cũng bảo nhau tích cực làm ăn, từng bước xây dựng cuộc sống no ấm, ổn định hơn.

12/12/2017
Xã Đản Ván giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

BHG - Là xã còn gặp nhiều khó khăn, những năm qua, xã Đản Ván (Hoàng Su Phì) luôn quan tâm đến công tác giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động (LĐ) đối với số thanh niên chưa có việc làm ổn định. Qua đó, góp phần giải bài toán xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

12/12/2017