Nâng cao chất lượng chè theo hướng VietGAP và phát triển thương hiệu chè Hà Giang

07:52, 27/10/2017

BHG-Tính đến cuối năm 2016, tổng diện tích chè của tỉnh đạt gần 20,9 nghìn ha, trong đó có 3.404 ha được cấp chứng nhận hữu cơ và VietGAP, chiếm 18%, đưa Hà Giang trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và VietGAP. Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế và nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển bền vững, tỉnh ta đã ban hành Đề án Phát triển chè theo hướng nông nghiệp tốt (GAP) trên diện tích của 5 vùng chè động lực, giai đoạn 2016 -2020.

Mô hình trồng chè theo tiêu chuẩn GAP của gia đình bác Hoàng Văn Thổ (Khuôn Lùng - Xín Mần).
Mô hình trồng chè theo tiêu chuẩn GAP của gia đình bác Hoàng Văn Thổ (Khuôn Lùng - Xín Mần).

Từ những điều kiện thuận lợi như khí hậu, thổ nhưỡng, cây chè Shan tuyết chiếm tới 90% diện tích chè của tỉnh và được xác định là một trong những cây trồng chủ lực, giúp XĐGN và phát triển KT - XH bền vững... Nhằm khai thác và nâng cao chất lượng sản phẩm chè, UBND tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn bộ sản lượng chè búp tươi trên địa bàn 5 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phi, Xín Mần và Vị Xuyên đạt chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) theo tiêu chuẩn GAP, áp dụng cho từng vùng sản xuất và hình thành chuỗi sản phẩm giữa các cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu.

Thực hiện đề án của tỉnh, thời gian qua, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản đã đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra: Bước đầu thành lập 22 cơ sở sản xuất chè VietGAP; tổ chức các lớp tập huấn cho trên 1.600 hộ và 22 cơ sở sản xuất chè VietGAP; lựa chọn nhà thầu theo nội dung, tiến độ đã được UBND tỉnh phê duyệt với 1.582 ha chè theo tiêu chuẩn hữu cơ và  2.167 ha chè theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng trụ sở làm việc của Trạm Quản lý chất lượng vùng đặt tại huyện Bắc Quang... Qua đó, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ sở, người sản xuất trong tuân thủ quy trình sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng ATTP; chuyển từ sản xuất theo hộ gia đình sang gắn kết, hợp tác, hình thành cơ sở sản xuất chè VietGAP, hữu cơ...

Trong thời gian qua, huyện Xín Mần đã có sự quan tâm, đầu tư phát triển chè sạch. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Sin Văn Quyết, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Căn cứ Kế hoạch số 219/KH – UBND của UBND tỉnh về triển khai áp dụng GAP trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020, huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai áp dụng quy trình, tiêu chuẩn VietGAP với 289,2 ha tại 2 xã Nà Chì, Khuôn Lùng; chè hữu cơ đạt chỉ tiêu với 453,6 ha tại 3 xã Nà Chì, Chế Là, Quảng Nguyên. Đến nay, diện tích theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ đã thực hiện đạt 100% kế hoạch với trên 800 hộ tham gia, 5 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn... Bên cạnh đó, phòng Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn bổ ích cho bà con”.

Nhìn những cây chè xanh mơm mởn, những hàng chè trải đều tăm tắp, bác Hoàng Văn Thổ, hộ dân có nhiều năm trồng chè tại xã Khuôn Lùng (Xín Mần) cho biết: “Trước đây, khi được tuyên truyền và vận động chuyển sang trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, tôi còn chưa hiểu và nghĩ sẽ rất khó thực hiện. Nhưng sau khi được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn, cầm tay chỉ việc thì thấy khá đơn giản, đó là phải bón phân theo quy trình, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định... Sản phẩm chè búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP cho năng suất và giá trị cao hơn so với chè thông thường, hiện nay giá bán chè VietGAP khoảng 7 nghìn đồng/kg búp tươi, cao hơn 2 nghìn đồng so với chè thường”.

Mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm chè của tỉnh cũng nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế như: SNV - Tổ chức phát triển quốc tế hướng tới giảm nghèo; HELVENTAS - mạng lưới quốc tế bao gồm các tổ chức, chi nhánh độc lập hoạt động trong lĩnh vực hợp tác, phát triển và cứu trợ khẩn cấp... tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao năng lực cho cán bộ, nông dân, xây dựng các vùng chè chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP. Với những định hướng, kết quả bước đầu trong tiến trình nâng cao và phát triển cây chè, sản phẩm chè của tỉnh sẽ khẳng định hơn nữa chất lượng, doanh số và uy tín trên thị trường trong nước, quốc tế.

Bài, ảnh: HOÀNG YẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc hỗ trợ giống và phân bón trồng ngô vụ Hè – thu

BHG-Nhằm đảm bảo kế hoạch sản lượng lương thực của toàn huyện năm 2017, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, UBND huyện Mèo Vạc đã thực hiện phương án hỗ trợ giống, phân bón phát triển cây ngô vụ Hè - thu (vụ 2). 

26/10/2017
Quyết định 352 của UBND tỉnh giúp người dân Vị Xuyên thoát nghèo

BHG-Từ năm 2014 đến nay đã có 751 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Vị Xuyên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi mua trâu, bò sinh sản theo Quyết định 352/QĐ-UBND, ngày 3.3.2014 của UBND tỉnh về "Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo chưa có trâu, bò để phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản trên địa bàn tỉnh". 

26/10/2017
Agribank Hà Giang đóng góp tích cực vào sự phát triển KT - XH của tỉnh

BHG-Những năm qua, Agribank Hà Giang luôn làm tốt nhiệm vụ chính trị trong thực thi chính sách tiền tệ, tiên phong thực hiện các chương trình tín dụng cho phát triển KT - XH của tỉnh; trong đó, có Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới (NTM) và giảm nghèo bền vững.

 

26/10/2017
Agribank Quang Bình giúp người dân làm giàu

BHG-Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Agribank huyện Quang Bình đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan; cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn triển khai thực hiện một các nhanh chóng, mang lại hiệu quả khả quan; giúp người dân có thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế và vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng.

26/10/2017