Mèo Vạc đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ rừng

07:41, 10/10/2017

BHG - Chăm sóc và bảo vệ rừng (BVR) không chỉ giúp phát triển KT – XH mà còn giúp bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy trong những năm qua, công tác chăm sóc, BVR luôn được các ban, ngành, đoàn thể huyện Mèo Vạc quan tâm và có những kết quả đáng ghi nhận.

Hiện nay, toàn huyện Mèo Vạc có hơn 12.000 ha rừng phòng hộ, 4.316,29 ha rừng đặc dụng, 4.512,52 ha rừng sản xuất và 1 Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán với tổng diện diện tích hơn 5.400 ha. Do nhận thức của một số bộ phận nhân dân trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế nên từ đầu năm đến nay, huyện Mèo Vạc đã để xảy ra 2 vụ vận chuyển lâm sản trái phép; 1 vụ khai thác rừng trái phép; 6 vụ cháy rừng làm thiệt hại hơn 47 ha rừng. Để khắc phục những tồn tại đó, Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo đôn đốc các xã, thị trấn, các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc kế hoạch quản lý, BVR, quản lý lâm sản giai đoạn 2016 – 2020; thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp số 165/QCPH giữa Kiểm lâm 3 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng trong công tác quản lý BVR khu vực giáp ranh; chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai công tác giám sát chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, công tác quản lý lâm sản tại các xã, thị trấn để ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; xây dựng kế hoạch mở đợt cao điểm ra quân kiểm tra rừng nhằm triệt phá các cơ sở, ổ nhóm đối tượng có hành vi khai thác, buôn bán, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ lâm sản trái phép trên địa bàn huyện...

Những cánh rừng trên địa bàn huyện Mèo Vạc được người dân chăm sóc, bảo vệ tốt.
Những cánh rừng trên địa bàn huyện Mèo Vạc được người dân chăm sóc, bảo vệ tốt.

Để đảm bảo kế hoạch trồng rừng cũng như để tăng độ che phủ của rừng năm 2017, huyện  đã tập trung việc tuyên truyền, hướng dẫn bà con nhân dân đưa giống có chất lượng cao vào trồng rừng. Triển khai hướng dẫn quy trình kỹ thuật tới từng hộ dân, thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc rừng. Nghiên cứu chọn cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Thường xuyên theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, điều tra sâu bệnh hại rừng. Chỉ riêng trong 7 tháng đầu năm, toàn huyện đã trồng mới được 105 ha rừng phòng hộ; 150 nghìn cây phân tán tương đương với 100 ha. Đồng thời, để giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của rừng đối với việc phát triển KT – XH, huyện Mèo Vạc cũng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chăm sóc, BVR bằng nhiều hình thức như: tổ chức các hội nghị, các buổi họp thôn; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; băng zôn; tư vấn trực tiếp cho người dân... Từ đầu năm đến nay, huyện đã thực hiện tuyên truyền về công tác chăm sóc, BVR đến 46 thôn, bản; thu hút hơn 2.500 người tham gia. Qua đó, phần nào nâng cao nhận thức của người dân về sự quan trọng của rừng và giảm được những vụ khai thác rừng trái phép.

Đồng chí Phạm Hưng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mèo Vạc cho biết: Công tác chăm sóc và BVR trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Song bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn nhất định như: Địa bàn hoạt động rộng, địa hình bị chia cắt, lực lượng kiểm lâm huyện quá mỏng; nguồn kinh phí của Nhà nước đối với công tác quản lý, BVR cho người dân còn thấp nên chưa động viên, khuyến khích người dân tham gia BVR tích cực; hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và thông tin liên lạc phát triển dẫn đến việc tuần tra, kiểm soát để phát hiện, bắt giữ các đối tượng vi phạm về rừng còn khó khăn...

Để ngăn chặn những hành vi vi phạm về rừng thì rất cần sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, nhất là sự đồng lòng của người dân. Tất cả vì mục đích phát triển KT – XH, vì môi trường sinh thái và vì tương lai con em chúng ta.

Bài, ảnh: Hoàng tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trưởng thôn Nà Ngoòng gương mẫu, làm kinh tế giỏi

BHG - Minh Sơn là xã còn nhiều khó khăn của huyện Bắc Mê, không thuận lợi về đường xá, nguồn nước phụ vụ cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu dựa vào tự nhiên; vì thế, cuộc sống của người dân ở đây rất khó khăn.

10/10/2017
Hà Giang sẽ tổ chức Hội thi sản phẩm Mật ong Bạc hà và Hội thảo ứng dụng công nghệ và các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng mật ong

BHG - Nằm trong chuỗi sự kiện của Lễ hội Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ 3, năm 2017. Từ ngày 24 đến ngày 26.11, tại huyện Mèo Vạc, UBND tỉnh sẽ tổ chức Hội thi sản phẩm mật ong bạc hà năm 2017 và Hội thảo Ứng dụng công nghệ và các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng mật ong bạc hà tỉnh Hà Giang.

09/10/2017
Lao Chải mùa lúa chín

BHG - Những ngày này, đến Lao Chải – xã vùng biên, vùng cao của huyện Vị Xuyên sẽ cảm nhận được không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân đang tranh thủ thời tiết thuận lợi để thu hoạch lúa Mùa. 

09/10/2017
Kỳ công "cõng cỏ" nuôi bò Vàng trên Công viên đá: Kỳ II - Bò Vàng, "đầu cơ nghiệp" và thương hiệu của Công viên đá

BHG - Một kỷ lục đáng mừng về giá bò Vàng mới được thiết lập trên Cao nguyên đá (CNĐ) khi hộ anh Dinh Mí Chứ, một "đại gia" bò ở thôn Xà Lủng, xã Lũng Táo, Đồng Văn bán một con bò Vàng giá 110 triệu đồng. Được biết, giá cao nhất cho một chú bò Vàng CNĐ trước nay thường chỉ từ 70 – 80 triệu đồng. 

07/10/2017