Kỳ vọng từ mô hình chuyển đổi trồng ngô sang trồng nghệ ở xã Mậu Long

07:49, 06/10/2017

BHG - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian gần đây, trên địa bàn xã Mậu Long (Yên Minh), nhiều hộ dân đã mạnh dạn trồng nghệ thay ngô. Trước đây, người dân Mậu Long chủ yếu trồng ngô, đậu tương và lúa, nhưng do thời tiết không thuận lợi nên các loại cây trồng phát triển chậm, năng suất thấp.

Từ thực tế này, một số hộ đã đề xuất với UBND xã thực hiện mô hình chuyển đổi từ trồng ngô kém hiệu quả sang trồng nghệ. Cây nghệ đã được người dân trồng thử và cho kết quả khả quan. Nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các thôn Hạt Đạt, Hạt Trả đã trồng nghệ tập trung với diện tích 5 ha, nâng tổng diện tích trồng nghệ toàn xã lên 7ha.

Cây nghệ đang sinh trưởng, phát triển tốt trên đất Mậu Long.
Cây nghệ đang sinh trưởng, phát triển tốt trên đất Mậu Long.

Theo anh Nguyễn Trần Thực, cán bộ Khuyến nông xã Mậu Long, bà con chủ yếu trồng nghệ Nếp và nghệ Đen. Mô hình chuyển đổi từ trồng ngô kém hiệu quả sang trồng nghệ được thực hiện từ tháng 3.2017, dự kiến thu hoạch vào tháng 11 tới. Hiện nay, cây nghệ đang sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh.

Gia đình anh Thào Mí Súng, thôn Hạt Đạt đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang trồng nghệ. Trước đây gia đình trồng ngô mất nhiều công chăm sóc, sử dụng nhiều phân bón, nhưng năng suất không cao. Nay chuyển sang trồng nghệ, không tốn công, tốn tiền mua phân bón và chắc chắn cho thu nhập cao hơn cây ngô – anh Súng khẳng định. Với diện tích 2 ha, anh sử dụng hết hơn 10 tấn giống, dự kiến năng suất đạt từ 11-15 tấn/ha, với giá bán từ 8 -12 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình anh Súng có thể bỏ túi hơn 100 triệu đồng.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Như, Chủ tịch UBND xã cho biết: Mô hình chuyển đổi từ trồng ngô kém hiệu quả sang trồng nghệ bước đầu mở ra hướng phát triển sản xuất mới cho bà con nhân dân. UBND xã đã được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện giới thiệu một số cơ sở thu mua với số lượng lớn để làm dược liệu. Từ mô hình thí điểm này, xã sẽ tính toán, chuyển đổi khoảng 50% diện tích ngô kém hiệu quả sang trồng trồng nghệ và cỏ chăn nuôi. Đồng thời, quy hoạch vùng trồng nghệ tập trung ở thôn Hạt Đạt, Hạt Trả, Nà Đé, Nà Mu, Bản Mà, Mùa Lệnh, Khuôn Vình.

Bài, ảnh: PHẠM HOAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể

BHG - Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh ủy về tổ chức sản xuất cho nông dân giai đoạn 2014 - 2020 ban hành ngày 2.7.2014 đã triển khai được 3 năm. Từ sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự quyết tâm của UBND tỉnh, các hình thái kinh tế tập thể sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được đổi mới và phát triển đáng kể, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm.

30/09/2017
Làm giàu từ mô hình vườn-ao-chuồng

BHG - Không ngại khó, ngại khổ, anh Vàng A Chung (sinh 1980) là người dân tộc Giáy, sống tại thôn Nà Bưa, xã Mậu Duệ (Yên Minh) đã từng bước ổn định cuộc sống gia đình từ mô hình vườn-ao-chuồng (VAC).

30/09/2017
Nhiều giải pháp thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng

BHG - Từ nay đến năm 2020, tỉnh ta phấn đấu hoàn thành 12 chỉ số trong lĩnh vực lâm nghiệp như: Mức tăng trữ lượng rừng tự nhiên từ 5-7% so với năm 2015; năng suất rừng trồng đạt 60-70 m3/ha/chu kỳ 7 năm...

29/09/2017
Hoàng Su Phì chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc

BHG - Chỉ còn vài tháng nữa là bước vào mùa Đông, đây là thời điểm gia súc dễ bị suy kiệt, chết do đói và rét. Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc trong mùa Đông, hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đang tích cực dự trữ rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa vụ Mùa.

29/09/2017