Xử lý nguồn nước thải trong hoạt động khai khoáng - cần sự đầu tư bài bản

15:09, 19/08/2017

BHG - Khai thác, chế biến khoáng sản - một trong những lĩnh vực thế mạnh của tỉnh thời gian gần đây đã, đang đối mặt với nhiều khó khăn, giá thành sản phẩm sụt giảm mạnh khiến nhiều dự án phải đóng cửa hoặc hoạt động thoi thóp. Với lợi thế sở hữu 155 mỏ, điểm mỏ với 28 loại khoáng sản như quặng Fenspat xuất hiện nhiều ở sông Chảy, khu vực Việt Vinh, Tân Quang (Bắc Quang), trữ lượng khoảng 300-400 nghìn tấn; Angtimon ở Mậu Duệ (Yên Minh), Vần Chải (Đồng Văn), Sơn Vĩ (Mèo Vạc); điểm mỏ sắt với dải quặng kéo dài 50-60 km từ huyện Quản Bạ qua xã Tùng Bá (Vị Xuyên) đến huyện Bắc Mê; Chì-Kẽm, Mangan được phát hiện nhiều ở Vị Xuyên, Bắc Mê... tỉnh ta có nhiều chính sách ưu tiên, kêu gọi, thu hút đầu tư và đã có hàng chục dự án khai thác, chế biến khoáng sản được cấp phép hoạt động.

Nhìn từ góc độ kinh tế, an sinh xã hội, các dự án khai khoáng đã đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách địa phương, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hệ lụy trong khai khoáng như ô nhiễm môi trường, phá hủy kết cấu hạ tầng giao thông... cũng khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Đơn cử như tại xã Minh Sơn (Bắc Mê), hiện có 2 doanh nghiệp khai khoáng đang hoạt động gồm Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản An Thông khai thác quặng Sắt tại mỏ Sàng Thần, Công ty Cổ phần khoáng sản Minh Sơn khai thác Chì - Kẽm tại mỏ Tả Pan, mặc dù đã chấp hành tốt quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), hệ thống xử lý chất thải được đầu tư đồng bộ, các ao chứa thải vận hành hiệu quả... nhưng có lúc vẫn xảy ra tình trạng tiếng ồn, bụi, nước thải rò rỉ ra môi trường xung quanh.

Gần đây nhất, do ảnh hưởng của mưa lớn, kéo dài liên tục nhiều ngày, người dân xã Ngọc Minh (Vị Xuyên)... nơi có dự án khai thác khoáng sản đang hoạt động phải gánh chịu ảnh hưởng do bùn, đất, nước thải tràn ao chứa, chảy ra suối. Đại diện lãnh đạo xã Ngọc Minh cho biết, địa phương có 7 điểm mỏ Mangan, nhưng hiện tại chỉ còn 3 điểm mỏ thuộc quyền quản lý, khai thác của Công ty Cổ phần Cao nguyên đá, Công ty Cổ phần Việt Bắc và Công ty Cổ phần Thiên Hàm đang hoạt động. Về cơ bản, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp chấp hành tốt quy định của pháp luật, có ý thức BVMT. Nhưng thời gian vừa qua, mưa lớn, kéo dài khiến một lượng đất, đá từ khai trường trượt xuống, rồi nước thải từ ao chứa tràn bờ đã ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân. Ngay khi sự cố xảy ra, doanh nghiệp đã huy động nhân lực, máy móc ngăn dòng nước thải, nạo vét bùn đất, hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu tới môi trường, phối hợp với người dân khắc phục hậu quả.

Tìm hiểu thực tế khu vực xã Ngọc Minh cho thấy, cơ bản các dự án khai thác khoáng sản đều sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, không dùng hóa chất trong quá trình tuyển quặng. Nguồn nước phục vụ sản xuất của nhà máy được sử dụng tuần hoàn qua hệ thống ao lắng lọc, một phần nhỏ nước thải đạt chỉ số an toàn thoát ra môi trường. Sự cố bùn đất, nước thải tràn ra suối vừa qua có nguyên nhân chính từ chủ quan của phía doanh nghiệp. Tại một số khu vực tuyển quặng, các ao chứa nước thải đào đắp sơ sài, bờ be thấp, lượng bùn, đất lắng đọng chưa được nạo vét, khi có mưa lớn, doanh nghiệp không cắt cử người theo dõi thường xuyên, không kịp thời xử lý khiến nước tràn ra suối.

Trao đổi với phóng viên, đại diện các doanh nghiệp thừa nhận có tình trạng bùn, đất, nước từ ao chứa thải tràn ra suối. Ngoài tác động của thời tiết, các doanh nghiệp cũng cho rằng, thời gian vừa qua, thị trường khoáng sản liên tục đi xuống, giá bán sản phẩm không bù đắp nổi chi phí, các dự án hoạt động “bữa đực, bữa cái” nên chưa bố trí nguồn vốn thỏa đáng để đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Hiện nay, giá khoáng sản đang có dấu hiệu “ấm” trở lại, cùng với việc đầu tư, thay thế dây chuyền công nghệ cũ, các doanh nghiệp cũng dành kinh phí cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Như vậy, sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những sự cố có thể xảy ra, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh khu vực các nhà máy khai thác, chế biến khoáng sản - đại diện Công ty Cổ phần Thiên Hàm khẳng định.

Tiến Chiến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hồi sinh "nhựa sống" trên quê hương Nà Sát

BHG - Vận động cùng dòng chảy lịch sử 126 năm Ngày thành lập tỉnh (20.8.1891 – 20.8.2017) và 26 năm Ngày tái lập tỉnh (1.10.1991 – 1.10.2017); dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, chính quyền địa phương, thôn đặc biệt khó khăn Nà Sát thuộc xã biên thùy Thanh Thủy (Vị Xuyên) đang bước qua truân chuyên để hồi sinh "nhựa sống".

18/08/2017
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến làm việc tại xã Phú Lũng (Yên Minh)

BHG - Chiều 16.8, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi làm việc tại xã Phú Lũng (Yên Minh) về tiến độ thực hiện xây dựng NTM. Cùng đi có Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Yên Minh; lãnh đạo Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh.

17/08/2017
Gần 30% diện tích cam Sành sản xuất theo hướng an toàn

BHG- Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 8.123 ha cam Sành, tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình. Trong đó, trên 3.666 ha đang cho thu hoạch, năng suất bình quân 90 tạ/ha; trên 2.737 ha mới trồng được một năm tuổi. 

17/08/2017
Hợp tác xã Dịch vụ vận tải và xây dựng Quẩy Sơn phát huy hiệu quả sản xuất, kinh doanh

BHG- Xã Sủng Máng (Mèo Vạc) là xã có lợi thể về phát triển kinh tế tập thể. Nhiều năm trước đây đồng bào các dân tộc trong xã đã biết hình thành từng nhóm hộ để cùng sản xuất những mặt hàng như may mặc, làm hương, rèn đúc, vận tải. 

17/08/2017