Agribank Yên Minh, nỗ lực vì sự phát triển của huyện nhà

07:25, 24/11/2016

BHG- Là huyện vùng cao, biên giới, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn; cấp ủy, chính quyền huyện Yên Minh xác định Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh ban hành ngày 10.12.2015 về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa sẽ là cơ hội cho huyện nhà thúc đẩy phát triển kinh tế, sản xuất hàng hóa và góp phần nâng cao đời sống của người dân. Chính vì vậy, Agribank Yên Minh đã và đang hết mình phối hợp cùng các ngành chuyên môn của huyện để đưa Nghị quyết 209 vào cuộc sống, vì sự phát triển của huyện nhà.

Anh Nguyễn Văn Thịnh (áo nâu vàng), thôn Nà Tèn, thị trấn Yên Minh phấn khởi khi được Agribank Yên Minh giải ngân vốn để phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết 209.
Anh Nguyễn Văn Thịnh (áo nâu vàng), thôn Nà Tèn, thị trấn Yên Minh phấn khởi khi được Agribank Yên Minh giải ngân vốn để phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết 209.

Huyện Yên Minh có 18 xã, thị trấn; có xã cách trung tâm huyện tới gần 70 km. Với điều kiện địa hình chia cắt, lực lượng cán bộ thì ít; song  trong quá trình thẩm định, giải ngân vốn vay theo chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 209, lực lượng cán bộ của Agribank Yên Minh đã không ngại khó khăn, phối hợp cùng các cấp, ngành chức năng của huyện rà soát, thẩm định cho hơn 1.300 hộ đăng ký vay vốn. Giám đốc Agribank Yên Minh Nguyễn Tiến Thỏa, chia sẻ: Với Nghị quyết 209, từ tập thể ban lãnh đạo Chi nhánh đến các cán bộ, đặc biệt là cán bộ Phòng Tín dụng chúng tôi đều có chung một quản điểm và xác định rõ; đây vừa là động lực để người dân trong huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, vừa là cơ hội để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay, kinh doanh; vì vây, các cán bộ phải hết lòng vì mục tiêu chung. Do đó, nhiều khi cán bộ Phòng Tín dụng sau đi thẩm định về phải làm cả tối để hoàn thành công việc, sớm giải ngân vốn vay cho các hộ có nhu cầu vay vốn và đủ điều kiện.

Theo báo cáo kết quả triển khai Nghị quyết 209 của huyện Yên Minh, tính đến hết tháng 10.2016, qua thẩm định, số hộ đủ điều kiện được UBND huyện Quyết định cho vay vốn phát triển chăn nuôi trâu, bò là 233 hộ/1.356 hộ đăng ký; chăn nuôi ong là 25 hộ/62 hộ đăng ký, số tiền đăng ký vay là 17.302.000.000 đồng. Đã tiến hành giải ngân được 142 hộ với số kinh phí là 9.110.000.000 đồng. Trong đó, giải ngân mua trâu, bò là 124 hộ với số tiền 8.400.000.000 đồng, ong là 17 hộ, số tiền là 710.000.000 đồng. Số đàn ong các hộ đã mua là 710 tổ; số trâu, bò đã mua là 400 con. Qua đó, lĩnh vực chăn nuôi của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ; các gia trại chăn nuôi đã cho thấy tính vượt trội về hiệu quả kinh tế, có tác động mạnh mẽ với nhận thức của người dân về tư duy sản xuất hàng hóa. Theo thống kê, hiện trên địa bàn huyện Yên Minh, số hộ chăn nuôi với quy mô 5 - 10 con trâu, bò là 660 hộ, tăng 600 hộ so với năm 2015 và chiếm tỷ lệ 7% so với tổng số hộ chăn nuôi trâu, bò; số hộ chăn nuôi trâu, bò từ 10 con đến trên 20 con là 19 hộ. Ước tính tổng đàn gia súc cả năm là là 103.059 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3.260 tấn, đàn ong là 3.825 tổ, sản lượng mật ước đạt trên 35 tấn, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2016.

Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh- Phạm Xuân Diệu, cho biết: Để đạt được kết quả giải ngân theo Nghị quyết 209, đó là sự nỗ lực rất lớn của các cấp, ngành của huyện; trong đó phải kể đến những đóng góp không nhỏ của Agribank Chi nhánh Yên Minh. Các cán bộ của ngân hàng đã nỗ lực, cố gắng đến những địa phương khó khăn nhất để thẩm định và tạo mọi điều kiện để người dân có thể tiếp cận nguồn vốn sớm nhất có thể.

Trên địa bàn tỉnh, đến thời điểm hiện tại, nhiều địa phương đã đạt kết quả giải ngân theo chính sách Nghị quyết 209 lên tới gần 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, với điều kiện một huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn, con số trên 10 tỷ đã được Agribank Yên Minh giải ngân theo chính sách của Nghị quyết 209 đã khẳng định: Dù ở môi trường nào, khó khăn đến đâu, Agribank vẫn luôn hết mình vì sự phát triển của các địa phương.

Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chuyển đổi, cải tạo vườn, đồi tạp ở Bắc Quang

BHG - Những diện tích vườn, đồi tạp (V-ĐT) nghèo kiệt dinh dưỡng, trong tương lai không xa được tái sinh bằng vườn cây ăn quả, cây lâm nghiệp,... có giá trị kinh tế cao. Đó là sự quyết tâm và vào cuộc của cả hệ thống chính trị huyện Bắc Quang nhằm hướng tới nền nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.

23/11/2016
Truyền thông điệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho thế hệ trẻ

BHG - Ngày 9.3.2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 – 2020. Để góp phần thực hiện Kế hoạch của tỉnh, thời gian qua Trung tâm Khuyến công và xúc tiến công thương Hà Giang đã và đang nỗ lực triển khai các hoạt động tuyên truyền, chuyển tải ý thức sử dụng năng lượng  tiết kiệm và hiệu quả cho cộng đồng, trong đó chú trọng đến thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. 

22/11/2016
Nông dân Hà Giang thời kỳ hội nhập ASEAN

BHG- Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập, tự do hóa thương mại đã, đang và sẽ tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực của Việt Nam, trong đó có khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. 

22/11/2016
Chương trình CPRP đồng hành cùng Bắc Quang giảm nghèo

BHG- Được thực hiện dựa trên việc định hướng thị trường, xây dựng kế hoạch hành động chuỗi giá trị hàng hóa có tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tập trung vào hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho người dân, bước sang năm thứ hai thực hiện, Chương trình (CT) giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) đã bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng làm thay đổi tư duy lao động sản xuất của bà con 4 xã đặc biệt khó khăn vùng Dự án ở Bắc Quang, tạo động lực để huyện phát triển KT-XH. 

22/11/2016