Người dân xã Ngọc Linh nâng cao thu nhập từ trồng mía nguyên liệu

08:11, 10/03/2016

BHG- Những ngày này, trên khắp các cánh đồng mía của xã Ngọc Linh (Vị Xuyên), bà con nhân dân đang khẩn trương thu hoạch trên 34 ha mía đường. Đây là năm thứ 3 xã có nguồn thu từ trồng mía nguyên liệu. Niềm vui được mùa, được giá lan tỏa khắp mọi nẻo đường, trên từng khuôn mặt sạm đen nắng gió của người nông dân.

Người dân thôn Đội 5 thu hoạch mía.
Người dân thôn Đội 5 thu hoạch mía.

Năm 2013, một nhóm hộ dân ở thôn Đội 5 của xã đã liên kết với Công ty Cổ phần Mía đường Sơn Dương (Tuyên Quang) tiến hành trồng mía nguyên liệu, được phía Công ty cam kết bao tiêu sản phẩm. Sau một năm, mía bắt đầu cho thu hoạch với mức lợi nhuận từ 40 – 50 triệu/ha. Nhận thấy giá trị kinh tế từ cây mía mang lại khá cao trong khi có thể tận dụng được diện tích đất đồi bỏ hoang nên nhiều hộ trong thôn và các thôn lân cận đã mạnh dạn đưa cây mía nguyên liệu vào trồng.

Năm 2015, Công ty Cổ phần Mía đường Sơn Dương đã chính thức ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với diện tích mía nguyên liệu trên địa bàn xã Ngọc Linh. Trong quá trình thực hiện, phía Công ty cho bà con vay giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc. Hiện nay, xã có trên 34 ha mía nguyên liệu, chủ yếu tập trung tại 3 thôn: Đội 5, Ngọc Hà, Cốc Thổ. Hiện, bà con đã thu hoạch được trên 80% diện tích, năng suất bình quân đạt 70 tấn/ha được công ty thu mua với giá 850 đồng/kg.

Theo người dân địa phương, mía là cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, không phải chăm bón nhiều như ngô, lạc... Bên cạnh đó, cây mía cũng không đòi hỏi tính thời vụ khắt khe như nhiều loại cây trồng khác, vì vậy có thể trồng mía ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Đặc biệt, mía là cây không kén đất, có thể tận dụng diện tích đất đồi hoặc diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả. Anh Nguyễn Xuân Xuyến, thôn Đội 5 cho biết: “Gia đình tôi trồng gần 8 ha mía nguyên liệu, hiện đã thu hoạch được hơn 1 nửa diện tích. Đây là năm thứ 3 cây mía cho thu hoạch, nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên mía to và rất đều cây, năng suất bình quân đạt 100 – 120 tấn/ ha. Năm ngoái, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi trên 300 triệu đồng. Các hộ trồng mía khác trong thôn, hộ nào ít cũng thu từ 60 – 70 triệu đồng/năm. Mọi người ai cũng phấn khởi lắm. Lúc đầu nhiều hộ còn rụt rè, chưa dám chuyển đổi sang trồng mía vì sợ nỗi lo “được mùa – mất giá”, nhưng nay được Công ty Cổ phần Mía đường Sơn Dương cam kết bao tiêu sản phẩm nên nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất đồi kém hiệu quả sang trồng mía nguyên liệu. Và cây mía đã thực sự đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nơi đây”. Ngoài ra, cây mía còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động địa phương lúc nông nhàn với mức thu nhập 100.000 – 120.000 đồng/ngày.

Tháng 1.2016, xã đã thành lập HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông, lâm nghiệp Đại Ngọc, bước đầu có 20 thành viên tham gia. HTX này sẽ trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng với phía Công ty Cổ phần Mía đường Sơn Dương cũng như đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên. Hiện HTX đang hoàn tất thủ tục để chuẩn bị đi vào hoạt động.

Theo ông Phạm Đức Chúng, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Linh cho biết: “Đây là năm thứ 3 xã có nguồn thu từ cây mía, hiệu quả bước đầu đem lại rất khả quan, được nhân dân trên địa bàn nhiệt tình hưởng ứng. Thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục khuyến khích bà con chuyển đổi những diện tích đất hoa màu kém hiệu quả và diện tích đất đồi bỏ hoang sang trồng mía để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân”.

Tính đến hết năm 2015, toàn huyện Vị Xuyên có khoảng 120 ha đất trồng mía, trong đó có trên 36 ha là mía nguyên liệu được trồng theo cơ chế liên kết đầu tư có thu hồi với Công ty Cổ phần Mía đường Sơn Dương; còn lại là giống mía tím và mía trắng được bà con trồng để tiêu thụ trên địa bàn. Trong những năm gần đây, cây mía đã thực sự mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình và mở ra một tiềm năng mới trong phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Vị Xuyên.

NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Thỏa lòng" bông chít vùng sâu

BHG- Bạch Ngọc là một trong những xã vùng sâu của huyện Vị Xuyên, điều kiện để phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, bà con nhân dân trong xã đã đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất để nâng cao thu nhập. Một trong những mô hình sản xuất đã và đang thực hiện là mô hình trồng cây chít làm vùng nguyên liệu cho Làng nghề chổi chít Việt Lâm. Mô hình đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, giúp cho đời sống của bà con từng bước được nâng cao.

10/03/2016
Bắc Mê khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất vụ Xuân

BHG- Từ đầu vụ Xuân 2015 - 2016 đến nay, trên địa bàn huyện Bắc Mê gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, mặc dù tiến độ làm đất, gieo mạ đã đáp ứng được khung thời vụ, xong do ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại kéo dài khiến tiến độ gieo trồng bị chậm. Một số diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện giảm hơn so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt, diện tích cây lúa mới chỉ đạt khoảng trên 320 ha.

10/03/2016
"Chủ động các biện pháp chống hạn để vụ Xuân thắng lợi"

BHG- Đó là nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh đối với ngành chức năng và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường các biện pháp chống hạn cho vụ Xuân năm 2016.

09/03/2016
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến làm việc tại Quản Bạ

BHG- Ngày 9.3, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Phát triển dược liệu AnVy – Hà Giang về những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Dự án chăn nuôi lợn để phục vụ Dự án phát triển dược liệu; làm việc với Công ty TNHH MTV Dược khoa (DK Pharma) về công tác phối hợp triển khai Dự án "Vườn bảo tồn và sản xuất giống cây thuốc của Công ty FIVE STAR GFS và DK Pharma". 

09/03/2016