Thực trạng giao đất, giao rừng cho cộng đồng thôn bản

17:43, 29/06/2009

HGĐT - Bản Lò, xã Đông Minh, huyện Yên Minh có 25 hộ là dân tộc Giấy sinh sống . Nằm cách huyện lỵ chỉ trên 10 km nhưng cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Diện tích lúa nước ít, trình độ canh tác lạc hậu. Trước năm 1994, khi chưa được giao đất, giao rừng họ sống chủ yếu bằng phát nương làm rẫy, khai thác những lâm sản rừng tự nhiên để kiếm sống.


Nhận thức của họ về tài nguyên rừng còn hạn chế, coi rừng là tài nguyên thiên nhiên vô tận chỉ biết khai thác mà không biết chăm sóc, bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý nên rừng tự nhiên của thôn ngày càng nghèo kiệt. Từ những khu rừng có trữ lượng lâm sản lớn đã trở thành rừng nghèo kiệt, đất trống, đồi trọc, xói mòn, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên, đất đai bạc mầu thiếu nước sạch sinh hoạt, chăn nuôi, thiếu nước phục vụ sản xuất lúa nước. Đời sống người dân càng trở nên khó khăn, thiếu lương thực, con em bỏ lớp bỏ trường nhiều hơn.


Thực hiện Nghị định số 02- CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; lực lượng Kiểm lâm được giao trọng trách giao đất giao rừng trên địa bàn toàn tỉnh.


Hạt Kiểm lâm Yên Minh tiến hành giao đất giao rừng trên đia bàn huyện. Điểm đến đầu tiên là phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Đông Minh làm thủ tục giao rừng và đất rừng theo gianh giới hành chính thôn cho hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ của thôn quản lý sử dụng và kinh doanh rừng. Toàn bản có 35,9 ha rừng nghèo do khai thác không hợp lý và trên 40 ha đất trống, đồi trọc được làm thủ tục giao đợt này. Song khi lập hồ sơ giao đất nhiều hộ dân không chịu nhận phần đất và phần rừng được giao của mình. Trước khó khăn đó, cán bộ kiểm lâm đã bàn và thống nhất với Đảng ủy chính quyền xã mở lớp tập huấn tuyên truyền cho dân hiểu được chính sách ưu tiên phát triển lâm nghiệp của Đảng và Nhà nước, từ đó để người dân hiểu được tác dụng của rừng rất cần thiết đối đời sống con người, quyền hưởng lợi từ rừng khi họ được Nhà nước giao đất giao rừng để kinh doanh phát triển, vận động những cá nhân điển hình, những bậc cao niên lão thành đã tham gia công tác xã hội nghỉ hưu tại bản gương mẫu thực hiện trước. Người dân từ chỗ không muốn nhận rừng nay đã tình nguyện xin được giao đất nhận rừng để trồng lại rừng trên những diện tích chưa có rừng, khoanh nuôi bảo vệ những diện tích rừng nghèo kiệt. Phương án giao rừng của thôn được UBND xã phê duyệt theo tâm tư nguyện vọng của người dân là giao đất, giao rừng theo nhóm hộ là chính. Đây là một phương án tốt nhất và phù hợp với truyền thống sinh hoạt cộng đồng thôn bản, phù hợp với sinh hoạt dòng tộc lâu đời của người dân vùng cao Hà Giang. Toàn bản tổ chức được 4 nhóm hộ đứng ra nhận rừng và đất rừng, ở những nơi diện tích tập trung. Mỗi nhóm có từ 5 đến 7 hộ tham gia, những diện tích phân tán giao cho những hộ ở gần quản lý. Từ chỗ rừng và đất rừng vô chủ nay rừng và đất rừng đã có chủ . Người dân yên tâm đầu tư phát triển rừng , tự giác tích cực trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Trưởng bản đã tổ chức họp dân cùng nhau xây dựng quy ước, hương ước chung trong việc phát triển rừng của thôn, xây dựng phương án bảo vệ và phát triển rừng, phương án PCCCR cụ thể theo mùa vụ; xây dựng những mô hình nông, lâm kết hợp lấy ngắn nuôi dài. Trồng và chăm sóc rừng; ngăn chặn người và gia súc phá hoại rừng, cắt cử lịch tuần tra canh gác phòng, chống cháy rừng trong mùa khô...Tất cả mọi người cùng cam kết quyết tâm thực hiện.


Khi người dân có đất họ đã có tài sản lớn trong tay. Mặt khác, Đảng và Nhà nước có nhiều chương trình, dự án ưu tiên phát triển lâm nghiệp đối với vùng núi cao nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số; Dự án 327, dự án định canh định cư, dự án phát triển nông thôn miền núi... Đã hỗ trợ hạt giống, cây con lâm nghiệp, tập huấn cho bà con những kỹ thuật cơ bản trong trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Hỗ trợ một phần tiền công cho người dân khi rừng chưa cho sản phẩm. Đến nay, trên diện tích đất trống khi xưa là 36,5 ha, là rừng thông, sa mộc đã khép tán, đường kính gốc của cây đạt 18 đến 20 cm; 35,9 ha từng tự nhiên đã trở thành rừng cho trữ lượng gồm các loài cây kháo, sồi dẻ, cáng lò, vầu...đã chokhai thác tỉa thưa cung cấp gỗ, củi phục vụ người dân trong bản xây dựng nhà cửa , trường học... và bán ra thị trường để tăng thu nhập. Rừng Bản Lò không những tăng về diện tích mà còn giàu trữ lượng độ che phủ tăng lên, trên rừng đã có một số loài chim, gà rừng sinh sống, nhân dân Bản Lò đã tự cấp đủ nguồn nước sạch cho sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp, tự túc đủ lương thực và phát triển chăn nuôi. Đời sống người dân trong bản được đổi thay nhờ thu hoạch từ rừng, số hộ đã tăng đến nay là 31 hộ. Người dân không những đủ ăn mà còn đang khá dần lên, toàn thôn có 80% số hộ mua được xe máy, 75% số hộ mua được ti vi, nhiều hộ phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa.Đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước về chính sách thuế, các nguồn quỹ xây dựng khi Nhà nước phát động. Xây dựng các quỹ hoạt động của thôn: Khuyến học, tình thương... Người dân sống đoàn kết đã làm thay đổi hẳn tư duy về công tác bảo vệ và phát triển rừng, không còn tục lệ phát nương làm rẫy; khai thác rừng cũng được quản lý, có kế hoạch, quy hoạch không còn chặt phá bừa bãi như trước.


Giờ đây, gặp lại người dân Bản Lò khi hỏi về sự đổi thay này mọi người đều nói, đó là nhờ Đảng và Nhà nước đã sớm áp dụng chính sách giao đất giao rừng cho người dân, bà con đã phát huy quyền làm chủ trên mảnh đất trên quê hương mình. Và sự quyết tâm của ngành kiểm lâm với công tác giao đất, giao rừng, sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.

 


Vũ Hồng Khanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mô hình trồng nấm sò hiệu quả ở Hà Giang
HGĐT - Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, mở rộng và đa dạng hoá các ngành nghề trong nông nghiệp nhằm xoá đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc Hà Giang; một trong những điển hình đó là mô hình trồng nấm sò của đồng bào xã Phương Thiện thuộc thị xã Hà Giang.
29/06/2009
Một số cơ chế chính sách về đầu tư phát triển rừng sản xuất
HGĐT - Diện tích đất lâm nghiệp 552.033,9 ha/792.321,0 ha diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm 49.524,4 ha đất rừng đặc dụng, 218.887,2 ha đất rừng phòng hộ và 283.622,3 ha đất rừng sản xuất. Kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Hà Giang (năm 2007) thì đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng to lớn nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lí và bền vững trên cơ sở các quy
29/06/2009
Mô hình nuôi lợn nái sinh sản ở Nấm Dẩn
HGĐT - Vừa qua, Ban Quản lý (BQL) Dự án Phân cấp Giảm nghèo xã Nấm Dẩn, Xín Mần đã thực hiện thành công mô hình nuôi lợn nái sinh sản. Mô hình thành công đã mở ra cho người dân trong xã hướng đi mới về phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hoá, hiệu quả kinh tế cao.
26/06/2009
Sản xuất vụ Đông – xuân tăng trưởng khá
HGĐT - Sản xuất vụ Đông - xuân năm 2008-2009 ở Vị xuyên được thực hiện trong điều kiện thời tiết thuận lợi hơn so với cùng vụ năm trước. Tuy đầu vụ vẫn có rét đậm và hạn hán kéo dài và giá các mặt hàng vật tư, phân bón, giá giống tăng cao, làm ảnh hưởng đến sự đầu tư thâm canh của người dân… Song, được sự lãnh chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở và sự phối
26/06/2009