Một số cơ chế chính sách về đầu tư phát triển rừng sản xuất

17:41, 29/06/2009

HGĐT - Diện tích đất lâm nghiệp 552.033,9 ha/792.321,0 ha diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm 49.524,4 ha đất rừng đặc dụng, 218.887,2 ha đất rừng phòng hộ và 283.622,3 ha đất rừng sản xuất. Kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Hà Giang (năm 2007) thì đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng to lớn nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lí và bền vững trên cơ sở các quy định trong khuôn khổ pháp lí Nhà nước đã ban hành.


Để sản xuất lâm nghiệp bền vững thì yếu tố về các chính sách như quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của người được giao đất, giao rừng phải minh bạch, rõ ràng. Người dân phải tiếp cận được các chính sách, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn hạn chế, đây chính là những người sống gần gũi nhất với rừng, rừng có được bảo vệ và phát triển hay không một phần phụ thuộc vào chính cộng đồng dân cư sống gần rừng.


Trong thời gian gần đây Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho đồng bào phát triển rừng sản xuất như Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015, Công văn số 1186/BNN-LN về việc hướng dẫn liên doanh, liên kết trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến sản phẩm gỗ.


Tháng 6 năm 2008 liên bộ Kế hoạch đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Tài chính đã ban hành Thông tư số 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 23.6.2008 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10.9.2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất. Theo quy định tại thông tư này, hộ gia đình khi tham gia trồng rừng sản xuất được đầu tư hỗ trợ trung bình 2 triệu đồng/ha. Các đối tượng cụ thể như sau:


Khai thác và thu nộp nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân: Trước khi khai thác, chủ rừng có văn bản thông báo kế hoạch khai thác cụ thể theo từng lô, khoảnh gửi Hạt Kiểm lâm cấp huyện sở tại, đồng thời gửi UBND cấp xã để theo dõi, trong vòng 45 ngày kể từ ngày gửi kế hoạch khai thác gỗ cho Hạt Kiểm lâm, chủ rừng có trách nhiệm nộp tiền vào quỹ phát triển rừng của xã, thôn theo quy định mỗi ha phải nộp 80 kg thóc/01 chu kỳ sản xuất. Giá thóc tính để thu nộp được tính như giá thóc tẻ thường được UBND cấp tỉnh quy định hàng năm (giá thóc thu thuế nông nghiệp). Trong thời hạn nêu trên, nếu chủ rừng chưa nộp thì sẽ bị xử phạt như chậm nộp thuế. Diện tích rừng trồng sau khai thác phải trồng lại trong vòng 12 tháng. Ban phát triển rừng xã, ban phát triển rừng thôn có trách nhiệm mở tài khoản riêng và thu nộp tiền của các chủ rừng. Các xã phải xây dựng được quy chế hoạt động của Ban phát triển rừng và quy chế quản lý quỹ phát triển rừng cấp xã, cấp thôn, sau khi mở tài khoản, số tài khoản phải được thông báo đến các chủ rừng trên địa bàn. Nếu chưa có quy chế hoạt động và quản lí quỹ phát triển rừng trước mắt các xã, thôn chỉ mở tài khoản để chủ rừng nộp nghĩa vụ mà chưa được sử dụng. Phần thu nộp được chia đều cho quỹ phát triển rừng cấp xã 50%, quỹ phát triển rừng cấp thôn 50%.


Đối với các tổ chức quốc doanh: Quản lý và sử dụng kinh phí như chi phí sự nghiệp hành chính cho việc bảo vệ và phát triển rừng.


Đối với rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được trồng bằng nguồn vốn của Chương trình 327 trước đây và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nay quy hoạch là rừng sản xuất được hưởng lợi và đóng góp nghĩa vụ như đối với rừng trồng sản xuất hiện hành. Riêng đối với diện tích rừng do hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng nhận khoán của các ban quản lý rừng đặc, rừng phòng hộ hoặc doanh nghiệp quốc doanh (gọi tắt là bên giao khoán) thì chủ rừng nộp số tiền trên cho bên giao khoán, không phải nộp thêm bất cứ khoản gì cho bên giao khoán.


Bên cạnh việc hỗ trợ trồng rừng tập trung thì Chương trình 661 đã có chính sách hỗ trợ người dân khi tham gia trồng cây phân tán ở vườn hộ, bờ lô khoảnh ở nương rẫy để bảo vệ nông nghiệp, cây phân tán ở đất công như trường học, bệnh xá, đường giao thông, bờ kênh mương… mức hỗ trợ trung bình 1.500.000 đồng/1.500 cây phân tán.


Đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức, hộ gia đình tham gia trồng rừng trong các dự án trồng rừng nguyên liệu do Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt ngoài việc được hưởng theo quy định tại quyết định số 147/2007/QĐ-TTg còn được ưu tiên vay vốn từ Ngân hàng phát triển theo định tại Nghị đinh số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 và Nghị đinh số 20/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ.


Thời gian thực hiện các chính sách phát triển rừng sản xuất nêu trên từ nay đến năm 2015.


Riêng đối với rừng trồng sản xuất tại các huyện thuộc 61 huyện nghèo (tỉnh Hà Giang gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần) khi khai thác chủ rừng được hưởng lợi toàn bộ sản phẩm khai thác nhưng sau khi khai thác hưởng lợi phải trồng lại rừng ngay trong năm kế tiếp.


Để các chính sách hưởng lợi này phát huy hiệu quả, đi vào cuộc sống của người làm nghề rừng, tạo vị thế xứng đáng cho nghề rừng trong đời sống xã hội nông thôn miền núi thì trong thời gian tới, các cấp các ngành cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các chủ trương, chính sách đã ban hành, nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với đặc thù vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, tạo điều kiện cho người dân sống được bằng nghề rừng.


Nguyễn Đức Bình

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mô hình trồng nấm sò hiệu quả ở Hà Giang
HGĐT - Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, mở rộng và đa dạng hoá các ngành nghề trong nông nghiệp nhằm xoá đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc Hà Giang; một trong những điển hình đó là mô hình trồng nấm sò của đồng bào xã Phương Thiện thuộc thị xã Hà Giang.
29/06/2009
Mô hình nuôi lợn nái sinh sản ở Nấm Dẩn
HGĐT - Vừa qua, Ban Quản lý (BQL) Dự án Phân cấp Giảm nghèo xã Nấm Dẩn, Xín Mần đã thực hiện thành công mô hình nuôi lợn nái sinh sản. Mô hình thành công đã mở ra cho người dân trong xã hướng đi mới về phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hoá, hiệu quả kinh tế cao.
26/06/2009
Sản xuất vụ Đông – xuân tăng trưởng khá
HGĐT - Sản xuất vụ Đông - xuân năm 2008-2009 ở Vị xuyên được thực hiện trong điều kiện thời tiết thuận lợi hơn so với cùng vụ năm trước. Tuy đầu vụ vẫn có rét đậm và hạn hán kéo dài và giá các mặt hàng vật tư, phân bón, giá giống tăng cao, làm ảnh hưởng đến sự đầu tư thâm canh của người dân… Song, được sự lãnh chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở và sự phối
26/06/2009
Quang Bình, hiệu quả từ việc đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất
HGĐT- Nằm ở vị trí thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, những năm qua, huyện Quang Bình đã xây dựng mục tiêu phát triển KT - XH giai đoạn 2005 - 2010 và quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lương cao, với quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu XĐGN và phấn đấu trở thành một trong những vùng lúa trọng điểm.
24/06/2009