Xác định đúng tên cho các liệt sĩ

08:56, 15/10/2007

Gần đây, các nhà khoa học bằng phương pháp phân tích, giám định gien ti thể (mt AND) đã trả lại đúng tên cho các liệt sĩ, dù có người hy sinh cách đây hơn nửa thế kỷ.


 
Phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ gien tại Viện CNSH.
Ông Nguyễn Văn Ðiệp, 74 tuổi, thường trú tại số nhà 39/134 phố Trương Ðịnh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có con trai là Nguyễn Xuân Giang, sinh năm 1954, nhập ngũ tháng 5-1972; vào nam chiến đấu và hy sinh ngày 7-5-1974. Dịp kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩ 27-7-2001, được hai đồng đội cũ của con trai là Ðoàn Văn Môn và Nguyễn Quốc Nam đều đang sinh sống tại Hà Nội cho biết về địa điểm hy sinh của liệt sĩ Giang.

Cuối năm đó, người nhà ông Ðiệp cùng hai đồng đội cũ khăn gói tìm vào xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên-Huế) nơi có cao điểm 273, mà năm xưa liệt sĩ Giang đã ngã xuống. Một cán bộ xã đội cho biết: Năm 1999, tình cờ đi làm nương phát rẫy, người dân ở đây phát hiện có ba ngôi mộ, sau đó được địa phương tổ chức quy tập về nghĩa trang của xã. Tuy nhiên, cả ba ngôi mộ đều chưa xác định được tên, trong đó một ngôi mộ chôn theo hài cốt các dụng cụ y tế được xác định là mộ của liệt sĩ, y tá Cù Chính Quý cùng đơn vị C3D4, còn hai mộ kia chưa xác định được đâu là hài cốt của liệt sĩ Ðào Văn Tiến hay liệt sĩ Nguyễn Xuân Giang (họ đều hy sinh cùng một ngày). Vì vậy, ông Nguyễn Văn Ðiệp làm đơn (ngày 20-11-2001) xin Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) được giám định gien nhằm xác định hài cốt của liệt sĩ Giang.

Sau khi làm thủ tục lấy mẫu, các nhà khoa học tiến hành phân tích gien theo một quy trình chặt chẽ bằng các máy móc, thiết bị chuyên dụng hiện đại đã đi đến kết luận: Mẫu PC82-X1 có liên quan huyết thống theo dòng mẹ với mẫu máu của Nguyễn Ngọc Sơn là em trai liệt sĩ Nguyễn Xuân Giang.

Bà Hoàng Thị Suốt ở 701, đường La Thành, phường Thành Công, quận Ba Ðình, Hà Nội, có chồng là liệt sĩ Nguyễn Văn Ái, sinh năm 1931, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông Ái là bộ đội vận tải, thuộc một đơn vị hậu cần của tỉnh Phú Yên, hy sinh ngày 12-10-1973 tại mặt trận phía nam. Năm 2002, được sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương cho biết đồng chí Nguyễn Văn Ái và một chiến sĩ khác bị địch phục kích hy sinh, hài cốt của hai người được chôn cất tại Suối Tre (thuộc khu vườn nhà ông Sáu Sang). Hai ngôi mộ này, năm 1983 được di chuyển về Nghĩa trang Ðông Tác, thị xã Tuy Hòa không có bia và được đánh số thứ tự 239, 240 lô C. Như vậy không thể biết đâu là hài cốt đích thực của liệt sĩ Nguyễn Văn Ái, cho nên gia đình có nguyện vọng muốn được giám định gien để xác định hài cốt liệt sĩ Ái. Gần một tháng miệt mài, với sự trợ giúp của các thiết bị tiên tiến trong phòng thí nghiệm trọng điểm, các cán bộ Viện Công nghệ Sinh học đi đến kết luận: Mẫu hài cốt có ký hiệu PC95-X2 (ở mộ số 240) có liên quan huyết thống theo dòng mẹ với mẫu máu của ông Nguyễn Văn Viêm, là em trai liệt sĩ Nguyễn Văn Ái hy sinh cách đây hơn 33 năm.

Ðiều kỳ diệu làm không ít người ngạc nhiên là trường hợp liệt sĩ Trần Ðông Kỳ quê ở Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) hy sinh cách đây hơn 62 năm (tháng 4-1945). Bác Trần Ngọc Tảo (em ruột liệt sĩ Kỳ) nguyên cán bộ lão thành cách mạng tỉnh Thái Bình cho biết: Anh trai tôi tham gia hoạt động cách mạng, bị địch bắt tù đày hết nhà pha Hỏa Lò, rồi chuyển lên nhà tù Sơn La, sau đó tìm cách vượt ngục tiếp tục hoạt động và hy sinh tại Thanh Hóa. Cách đây khoảng 20 năm từ một nguồn tin, ông Tảo cùng người cháu tìm đường vào Hậu Lộc (Thanh Hóa). Nhờ sự giúp đỡ tận tình của địa phương và dòng họ, ông Tảo tìm ra ngôi mộ của anh trai mình nhưng vẫn bán tín, bán nghi. Năm 2006, gia đình làm thủ tục xin lấy mẫu hài cốt ông Kỳ, đồng thời lấy mẫu máu của ông Tảo, móng tay cô em ruột Trần Thị Yểng nhờ Viện Công nghệ sinh học giám định gien để xác định có phải là hài cốt liệt sĩ Trần Ðông Kỳ? Sau kết luận đích xác và làm lễ bàn giao mẫu hài cốt liệt sĩ Trần Ðông Kỳ dịp 22-11-2006, ông Trần Ngọc Tảo cùng con cháu chuyển mộ liệt sĩ Kỳ từ xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc về quê Tiền Hải, Thái Bình...

Tiến sĩ Lê Quang Huấn, trưởng phòng, người chuyên nghiên cứu, phân tích và giám định gien hài cốt liệt sĩ (Viện Công nghệ sinh học) trao đổi với chúng tôi quy trình tiến hành thẩm định gien: nghiền xương (hoặc mẫu hài cốt bất kỳ) ế tách chiết AND ế nhân bản gien đặc hiệu phả hệ bằng kỹ thuật PCR ế gắn gien vào véc tơ tách dòng ế chuyển vào vi khuẩn Ecoli nhân số lượng lớn để phân tích ế kiểm tra bằng enjim giới hạn ế thực hiện phản ứng nhân bản đơn chuỗi ế xác định trình tự gien trên máy tự động ế phân tích gien bằng phần mềm chuyên dụng và công đoạn cuối cùng là đánh giá kết quả. Mới nghe thật ngắn gọn, đơn giản nhưng hàng chục cán bộ khoa học, với sự hỗ trợ của các máy móc, thiết bị độ chuẩn xác cao, sau ba, bốn tuần mới có thể hoàn thành công việc định danh cho một hài cốt liệt sĩ. Có mẫu hài cốt thực hiện một lần được ngay nhưng cũng có trường hợp phải làm hai, ba lần mới có kết quả chính xác. Triển khai, ứng dụng gien ti thể (mt AND) vào việc phân tích, giám định hài cốt liệt sĩ từ năm 2003, đến nay Viện Công nghệ sinh học (Viện KH và CN Việt Nam) thực hiện xác định đúng tên cho 100 liệt sĩ, hy sinh trong những hoàn cảnh khác nhau qua các cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Như đã thành lệ, cứ vào dịp kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩ 27-7 và Ngày thành lập Quân đội nhân dân 22-12 hằng năm, Viện Công nghệ sinh học lại tổ chức trang trọng lễ bàn giao các hài cốt liệt sĩ trên khắp mọi miền đất nước, khi đã được định danh chính xác.

GS, TS Lê Trần Bình, Viện trưởng Công nghệ sinh học (Viện KH và CN Việt Nam) bộc bạch với chúng tôi: Khả năng của viện có thể làm được nhiều hơn nhưng kinh phí eo hẹp trong khi nhu cầu của thân nhân liệt sĩ là rất lớn. Mặt khác việc lấy mẫu hài cốt để giám định gien một cách thuận lợi, đòi hỏi các gia đình làm đơn phải thực hiện đúng thủ tục theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nhằm tránh phải làm đi, làm lại nhiều lần. Phân tích, giám định gien để xác định đúng tên cho liệt sĩ là việc làm hết sức thiết thực trong công tác chính sách đối với gia đình, thân nhân các liệt sĩ, thương binh sau chiến tranh. Cho nên cũng cần sự phối hợp gắn kết hơn giữa Viện KH và CN Việt Nam với các bộ, ngành chức năng và các địa phương.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cư dân mạng chia sẻ nỗi đau sập cầu Cần Thơ
Chỉ một đêm sau khi tin cầu Cần Thơ bị sập, những lời chia sẻ, nguyện cầu đã lan toả trên khắp các blog 360 Yahoo. Bất kể khoảng cách và thời gian, ai cũng muốn góp phần làm dịu nỗi mất mát cho những nạn nhân.
28/09/2007
Phát động chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn” năm 2007
(HGĐT)- Sáng 26.9, tại sân C10 (TXHG), UBND tỉnh đã phát động hưởng ứng chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn” năm 2007. Dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo đại diện một số cơ quan, ban, ngành, lực lượng vũ trang và các trường học trên địa bàn thị xã.
26/09/2007
Lọc kim loại nặng trong nước bằng đá ong
Hệ thống tách lọc kim loại nặng ra khỏi nước bằng đá o­ng của tác giả Đặng Đức Truyền, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, vừa được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng sáng chế.
11/10/2007
Đưa ra thông tin chính thống về ảnh hưởng của điện từ trường
Ngày 5-10-2007, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo “Ảnh hưởng của điện từ trường lưới điện truyền tải đối với môi sinh, thực trạng và giải pháp phòng tránh”. Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý và người dân.
10/10/2007