Lưỡi cày và hành trình chinh phục tự nhiên của đồng bào dân tộc Mông

09:17, 09/11/2016

BHG- Người Mông là dân tộc thiểu số đông nhất ở Hà Giang hiện nay, với số dân trên 200.000 người; chiếm 1/3 số người Mông của cả nước. Trong những ngày giáp với Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ 2, chúng tôi có dịp được nghe kể về hành trình chinh phục những mỏm đá tai mèo sắc nhọn của đồng bào dân tộc Mông sinh sống trên mảnh đất địa đầu – huyện Đồng Văn. Đó là câu chuyện về những lưỡi cày- vật dụng không thể thiếu của người nông dân, để ngô, bí trải dài phủ xanh mơn mởn, vượt lên màu xám xịt của đá.

Để có được lưỡi cày ưng ý, nghề rèn lưỡi cày cũng rất công phu.
Để có được lưỡi cày ưng ý, nghề rèn lưỡi cày cũng rất công phu.

 Nếu như vùng đồng bằng và trung du, người nông dân có cái cày là vật dụng không thể thiếu được thì với đồng bào dân tộc Mông của Đồng Văn cũng vậy. Thế nhưng với địa hình đá tai mèo dải khắp các thung sâu; thì công việc làm nông trở nên khó khăn vất vả hơn bao giờ hết; những mũi cày bình thường không thể phù hợp được với nơi đây. Vượt lên khó khăn, người dân nơi đây đã sáng tạo ra một loại lưỡi cày có thể cày trên đá. Không biết kỹ thuật này có từ bao giờ, chỉ biết, nhờ có những kỹ thuật, kinh nghiệm nấu gang, đúc cày bao năm của ông cha mà họ làm ra những lưỡi cày với hình dáng đặc biệt, chắc chắn có thể “trườn mình” trên đá phục vụ cho công việc làm nương, rẫy trên vùng đất khó khăn. Nghề rèn lưỡi cày trên đá cũng lắm công phu, từ khâu chọn thép, làm khuôn; khuôn đúc lưỡi cày có 2 mảnh làm từ đất sét trộn với bột than, bột đá đặt trên giá gỗ. Phụ gia dùng làm khuôn đúc bột Than hoa từ gỗ sồi, bột đá. Khi đúc lưỡi cày, họ chồng 2 mảnh của khuôn đúc, cố định và hàn lớp đất sét bịt kín khuôn đúc. Sau khi gang nóng chảy sẽ được rót vào khuôn đúc, đợi sau khoảng 3 phút có thể dỡ khuôn và được chiếc lưỡi cày thành phẩm đỏ rực được đưa ra ngoài làm sạch ba-via trước khi được ủ trong tro bếp... Cần khoảng 7 kg nguyên liệu để đúc một chiếc lưỡi cày. Tại chợ phiên, những chiếc cày truyền thống này được bán với giá 350 – 400.000 đồng/chiếc.Chắc hẳn ai đã đặt chân lên mảnh đất Hà Giang đều sẽ ghé thăm huyện lỵ Đồng Văn, Cột cờ Lũng Cú, Dinh thự Nhà Vương... Thế nhưng, bạn đã biết được bao nhiêu phần về con người nơi đây, về cuộc sống của họ? Ngoài sự chân thành, mến khách; người dân nơi đây còn có sức sống mãnh liệt hơn bất cứ đồng bào dân tộc thiểu số nào. Họ sinh ra trên đá, sống và trưởng thành trên đá; cuộc sống của họ là một cuộc hành trình chinh phục tự nhiên để sinh tồn. Làm thế nào đồng bào có thể gieo hạt, trồng rau, trồng cây trên những vách núi đá sừng sững kia?

Cày của người Mông nhỏ và có mũi hơi cong một chút, khi cày nếu va vào đá thì người cày chỉ nâng nhẹ hay lượn trái hoặc phải. Nó được rèn từ những loại thép tốt nhất, từ đôi bàn tay khéo léo của những thợ rèn lâu năm. Chính vì thế mà có thể “lật tung” từng mỏm đá sắc nhọn, biến những sườn núi đá phải “thay áo”. Màu áo xanh của bạt ngàn ngô, bí, rau cải,... màu của sức sống, màu của hy vọng, màu của thành quả không khuất phục trước khó khăn của đồng bào.

Những ngày đầu tháng 11 này, cả nước, nhất là các tỉnh có đồng bào dân tộc Mông sinh sống đang nỗ lực chuẩn bị cho Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tổ chức tại Hà Giang từ ngày 18-20.11. Hãy đến với Hà Giang, để thấy hết những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông. Họ không chỉ có các điệu khèn, có thứ rượu ngô men lá, men tình, có các món ăn đặc sắc,... mà còn có thứ vật dụng là lưỡi cày trên đá. Nó thể hiện rõ nhất được sức sống mãnh liệt của con người nơi đây, không chịu khuất phục trước khó khăn gian khổ, trước thiên nhiên hiểm trở hãi hùng. Cũng chính vì thế mà khi một chiếc lưỡi cày hỏng, cũng không bao giờ bị vứt đi mà được gìn giữ như báu vật. Nó là vật dụng thiêng liêng như người bạn bên cạnh cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông.

Cùng với Khèn lá, dệt lanh,... lưỡi cày đá là nét văn hóa độc đáo của đồng bào Mông tại Hà Giang. Trong Ngày hội lần thứ II này, với chủ đề: “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước”, chúng tôi muốn giới thiệu đến đông đảo khách du lịch văn hóa của người Mông trên cả nước nói chung và người Mông Hà Giang nói riêng. Và cũng từ đó, mong muốn sẽ chuyển tải được ý nghĩa sâu thẳm sau mỗi nét văn hóa, mỗi vật dụng của đồng bào.

MY LY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hà Giang sẵn sàng cho Ngày hội

BHG - Việt Nam - dải đất hình chữ S là tổng hòa của 54 dân tộc anh em, từ ngàn đời nay đã chung sống gắn bó, keo sơn. Trong đó, dân tộc Mông là một trong những dân tộc ít bị mai một hơn về bản sắc văn hóa truyền thống. Cùng với 53 dân tộc anh em, người Mông luôn luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hoá các dân tộc Việt Nam.

29/10/2016
Đồng Văn với những nỗ lực chuẩn bị cho Ngày hội

BHG- Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ 2 được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch lựa chọn tỉnh ta là nơi tổ chức vào trung tuần tháng 11 tới. Để chuẩn bị tốt cho ngày hội diễn trang trọng, mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc Mông, Ban tổ chức (BTC) đã thành lập các Tiểu ban giúp việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, địa phương. 

25/10/2016
Họp Ban Tổ chức và các tiểu ban giúp việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang

BHG - Sáng 25.10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Họp Ban Tổ chức và các tiểu ban giúp việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Hà Giang. 

25/10/2016
Lung linh mùa hoa biên ải

BHG - Bây giờ đã cuối Thu, trời xanh trong vắt, người dân quê tôi lại chộn rộn vào mùa Lễ hội thứ 2, tôn vinh loài hoa lộng lẫy mà kiêu sa - mùa hoa Tam giác mạch.

18/10/2016