Bệnh binh Vàng Kháy Sèng vươn lên thoát nghèo

09:28, 26/07/2014

HGĐT- Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, trong những năm qua, các thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Xín Mần nói chung, xã Ngán Chiên nói riêng đã khắc phục khó khăn, luôn nêu cao ý chí tự lực tự cường, là những “chiến binh” đi đầu trong các phong trào, nhất là phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình và trở thành những tấm gương tiêu biểu vươn lên thoát nghèo ở địa phương. Bệnh binh Vàng Kháy Sèng ở thôn Ta Thượng, xã Ngán Chiên là một điển hình như vậy.


Sau 10 năm quân ngũ, năm 1988 bệnh binh Vàng Kháy Sèng xuất ngũ trở về điạ phương trong hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, song với bản lĩnh và phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, bác Sèng đã quyết tâm làm kinh tế để đẩy lùi cái đói, cái nghèo của gia đình, vươn lên với ý chí tinh thần lao động cần cù, chịu khó. Ban đầu làm kinh tế, gia đình bác Sèng đã gặp không ít khó khăn do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, được các tổ chức Hội trong xã Ngán Chiên quan tâm giúp đỡ về chuyển giao KHKT trong sản xuất và chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng... vì thế bác đã biết áp dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, đưa các loại giống mới vào thâm canh để tăng năng suất, sản lượng cây trồng; đầu tư nuôi lợn, nuôi dê, trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò và nuôi cá chép ruộng. Hiện tại, với diện tích 1,7 ha ruộng cấy lúa của gia đình hàng năm cho thu hoạch 3 tấn thóc; xuất chuồng hơn 5 tạ lợn hơi/năm, cá chép ruộng bán gần 200 kg/năm và nhiều nguồn thu khác từ bán dê, gà, vịt...

 
Nhờ cần cù lao động sản xuất, cùng với đức tính kiên trì, chịu khó tiếp thu cái mới áp dụng trong sản xuất của gia đình, bệnh binh Vàng Kháy Sèng đã có thu nhập hàng năm từ 40-50 triệu đồng. Từ hộ nghèo trong thôn, trong xã, giờ đây gia đình bác Sèng đã thoát nghèo và là hộ có mức sống trung bình ở trong thôn, tuy chưa phải là khá, giàu nhưng điều đáng nói là tinh thần không khuất phục trước khó khăn của người bệnh binh, tuy đã ở tuổi 60 nhưng luôn gương mẫu trong mọi phong trào và hoạt động của thôn, của xã. Không những thế bác còn thường xuyên giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với những hộ hoàn cảnh khó khăn, vì vậy được mọi người trong thôn kính trọng, được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận về thành tích trong phong trào XĐGN tại địa phương.


LỆ TÌNH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cựu binh Hoàng Công Long làm giàu nơi đất khó
HGĐT - Trở về quê hương sau 15 lao động bên đất nước Nga xa xôi, đôi vợ chồng cựu chiến binh (CCB) Hoàng Công Long lại chọn cho mình mảnh đất Mèo Vạc gian khó để phát triển kinh tế gia đình. Đã nhiều lần tưởng chừng phải bỏ cuộc nơi đất khó nhưng với quyết tâm và bản lĩnh của người chiến sĩ năm xưa đã giúp gia đình anh bám trụ nơi mảnh đất biên cương để hiện thực ước mơ làm
29/05/2014
Yêu trẻ cần kiên nhẫn
HGĐT- “Có những lúc cảm thấy mệt mỏi rã rời, thậm chí dao động trước công việc, nhưng vì tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ đã giúp tôi trụ lại vững vàng, gắn bó và cống hiến với những “chồi non” – tương lai của đất nước. Là cô giáo mầm non yêu trẻ rất cần phải kiên nhẫn”. Đó là lời của cô giáo Hoàng Thị Thanh Huyền trao đổi với chúng tôi trong buổi tổng kết giáo viên dạy giỏi bậc
28/05/2014
“Ông Cựu binh” ở Nam Sơn
HGĐT- Đến xã Nam Sơn (Hoàng Su Phì), hỏi ông Chỉnh chủ xưởng sản xuất, chế biến chè lớn nhất nhì xã, không ai không biết ông. Nhưng, bà con nơi đây còn quen gọi ông là “ông Chỉnh cựu binh”. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê xã Kỳ Lâm, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Khi chiến tranh Biên giới phía Bắc nổ ra, năm 1986 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc; ông gia nhập quân ngũ
24/07/2014
“Mẹ” Thủy của người dân Sủng Khể
HGĐT- Với những người nông dân ở thôn Sủng Khể, xã Lũng Chinh (Mèo Vạc) thì chị là một “bà đỡ” bởi nhiều lần mang tiền nhà giúp người nghèo khó, cho nuôi rẽ trâu, bò để tạo điều kiện giúp họ thoát nghèo, sẵn sàng cho gạo khi họ thiếu ăn. Câu chuyện hiếm nhưng có thật ấy đều xuất phát từ việc “học tập” và “làm theo” gương Bác Hồ vĩ đại của người phụ nữ dân tộc Dao mang tên
24/06/2014