Những tấm gương vượt khó

17:23, 03/05/2021

BHG - Tự mình nỗ lực vượt qua những gian khó, vất vả của cuộc sống thường ngày. Những chàng trai, cô gái với điểm xuất phát không được may mắn, thiếu thốn về vật chất; nhưng bằng sự quyết tâm của bản thân, làm giàu từ đôi bàn tay trắng, họ là những tấm gương sáng khởi nghiệp thành công đáng được trân trọng.

Anh Nguyễn Xuân Đại (thứ 4 bên trái) thôn Tân Thành, xã Việt Lâm (Vị Xuyên) giới thiệu hệ thống máy ép ván bóc.
Anh Nguyễn Xuân Đại (thứ 4 bên trái) thôn Tân Thành, xã Việt Lâm (Vị Xuyên) giới thiệu hệ thống máy ép ván bóc.

Trong cuộc sống ngày nay, nhiều tấm gương khởi nghiệp thành công bởi sự năng động, dám nghĩ, dám làm. Trong đó, nổi bật là Nguyễn Xuân Đại, thôn Việt Thành, xã Việt Lâm (Vị Xuyên). Năm 2014, Đại vay mượn của bạn bè 600 triệu đồng để mở xưởng gỗ ván bóc và trồng 60 ha cây gỗ lớn. Đến năm 2017, Đại đã trả hết được khoản nợ. Ván bóc chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, với sản lượng 2.400 m³/năm, giá bán 2.600.000 đồng/m³. Xưởng có 20 công nhân, đa số đến từ các xã trong huyện như: Quảng Ngần, Cao Bồ, Trung Thành… Với mức lương mỗi người từ 10 - 15 triệu đồng/tháng; tất cả đều được tham gia đóng Bảo hiểm xã hội. An toàn trong lao động luôn được Đại đặt lên hàng đầu, lợi nhuận mỗi năm đạt 2,5 tỷ đồng. Đại tâm tình: Những ngày đầu khởi nghiệp cũng gian truân lắm, phải tự tìm giống cây tốt, đầu ra cho sản phẩm. Em muốn tạo ra 1 chuỗi liên kết từ khâu gây giống đến thành phẩm, giúp mọi người có được công việc ổn định, thu nhập cao; thời gian tới, em sẽ mở rộng thêm diện tích trồng cây gỗ lớn và đầu tư thêm máy móc, mở rộng xưởng để tạo thêm việc làm cho mọi người.

Chị Nguyễn Thị Lưu, tổ 9, phường Quang Trung (thành phố Hà Giang) cũng là 1 trong những người khởi nghiệp thành công với mô hình cung cấp cây giống lâm nghiệp. Trước đây chị làm đủ mọi nghề từ phụ hồ, giúp việc nhà hàng... công việc bấp bênh, thu nhập thấp. Đến năm 2015 chị được người cô họ cho vay mượn vốn, chị biết Hà Giang là vùng đất nhiều đồi núi nên nảy ra ý tưởng bán giống cây lâm nghiệp phục vụ cho người có nhu cầu. Hiện nay, diện tích cây giống 2.000 m², với đa dạng các loại giống như: Quế, mỡ, thông, keo, xoan, bồ đề, bạch đàn… mỗi năm xuất bán với sản lượng 500.000 cây, giá bán giao động tùy từng loại từ 600 - 3.200 đồng/bầu; để đảm bảo công việc, chị thuê 5 nhân công phụ giúp chăm sóc cây giống. Nhân công được hỗ trợ tiền ăn, ở, mức lương mỗi người 7 triệu đồng/tháng. Trừ chi phí mỗi năm cũng đem lại cho chị 550 triệu đồng. Chị Lưu thổ lộ: Từ ngày bán cây giống, đói nghèo đã không còn vây bám gia đình tôi như trước. Khi kinh tế phát triển, thì sự tự tin về những kế hoạch mở rộng thị trường cũng được hướng tới. Ước vọng từ lâu là muốn giúp mọi người có được việc làm bền vững, thu nhập ổn định.

Chị Nguyễn Thị Lưu (giữa) tổ 9, phường Quang Trung (thành phố Hà Giang) giới thiệu các loại giống cây lâm nghiệp.
Chị Nguyễn Thị Lưu (giữa) tổ 9, phường Quang Trung (thành phố Hà Giang) giới thiệu các loại giống cây lâm nghiệp.

Anh Mã Văn Quyền từ xã Tùng Bá (Vị xuyên) lên thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn) lập nghiệp đã được 15 năm, là 1 trong những người đầu tiên mang hương vị ẩm thực của Cao nguyên đá Đồng Văn đến với du khách thập phương. Quyền chọn khởi nghiệp kinh doanh từ con dê núi đá; hiện nay, được liên kết nuôi với các gia đình ở các xã lân cận, giúp người dân có được đầu ra bền vững. Cửa hàng hiện tại ở tổ 5, thị trấn Đồng Văn, với lượng khách đến thưởng thức ẩm thực mỗi ngày từ 100 - 150 người. Hiện tại, cơ sở có 8 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, mức lương giao động từ 8 - 10 triệu/người/tháng, được hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng ngày; ngoài ra, Quyền trồng 20 ha cây: Sa mộc, quế, keo… đang cho khai thác năm thứ 3, lợi nhuận mỗi năm 2 tỷ đồng. Quyền chia sẻ: Đồng Văn là nơi phát triển kinh doanh về ẩm thực rất tiềm năng, nhưng để chiếm được lòng tin của các thực khách là điều khó. Với phương châm “Thực khách hài lòng với hương vị của đồ ăn, thể hiện qua sự đánh giá từ thực tiễn”. Trong kinh doanh cần có chữ tín, mình luôn làm việc với sự chân thành, thật tâm, muốn đem những tinh hoa đặc sản của địa phương đến với du khách gần xa.

Những tấm gương khởi nghiệp thành công là nguồn động lực lớn lao, giúp đẩy mạnh chí khí những cá nhân còn đang ấp ủ hoài bão. Trong kinh doanh chúng ta cần mạnh dạn, nỗ lực tiến bước, biến những mơ ước thành hiện thực, đem lại nguồn sáng cho chính bản thân mình.

Bài, ảnh:  ĐỨC NINH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khởi nghiệp với nghề chăm sóc thú cưng ở Hà Giang

BHG - Bác sĩ thú y không phải là một nghề mới, tuy nhiên tại Hà Giang vẫn còn rất ít người theo đuổi nghề này. Nhìn nhận được những tiềm năng còn bỏ ngỏ, chị Phùng Thị Hảo – chủ phòng khám Thú y Hà Giang (Tổ 8, phường Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang) là một trong những người tiên phong đưa dịch vụ thú y trở nên phổ biến hơn tới người dân ở Hà Giang.

31/03/2021
Sức trẻ khởi nghiệp trên dòng sông Lô

BHG - Xuất phát từ khát khao và nhiệt huyết của tuổi trẻ, luôn mong muốn biến những khó khăn thành cơ hội làm giàu trên mảnh đất quê hương, đoàn viên Trần Tuấn Minh cùng một số người bạn mạnh dạn đầu tư thành lập HTX Huỳnh Minh phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Lô.

 

29/10/2020
Cô gái Tày và khát vọng đưa hình ảnh Hà Giang ra thế giới

BHG - Giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Giang với đông đảo bạn bè, du khách thông qua dự án làm du lịch cộng đồng là cách mà cô gái Tày Hoàng Thị Hảo, phường Minh Khai (thành phố Hà Giang) đang thực hiện để khởi nghiệp, kiến tạo tương lai.

 

28/09/2020
Mèo Vạc tháo gỡ khó khăn trong phong trào khởi nghiệp

BHG - Nhằm phát huy tinh thần xung kích của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), huyện Mèo Vạc triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phong trào khởi nghiệp; khuyến khích hình thành các nhóm sở thích cùng phát triển. Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia phong trào khởi nghiệp, góp phần phát triển KT – XH địa phương.

 

25/11/2020