Khó giải ngân hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

07:13, 06/10/2016

BHG- Trong đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2015, đầu năm 2016 vừa qua trên địa bàn tỉnh ta đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi của bà con nhân dân, trong đó đặc biệt là thiệt hại về cây thảo quả - một cây dược liệu quý, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân ở những vùng núi cao còn nhiều khó khăn trong tỉnh.

Cán bộ Phòng Kinh tế thành phố Hà Giang kiểm tra diện tích Thảo quả bị thiệt hại tại xã Phương Độ.
Cán bộ Phòng Kinh tế thành phố Hà Giang kiểm tra diện tích Thảo quả bị thiệt hại tại xã Phương Độ.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp – PTNT, trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, toàn tỉnh ta có gần 6.000 ha cây thảo quả bị thiệt hại từ 30% đến trên 100%, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, thu nhập của bà con vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và lãnh đạo Sở Tài chính, hiện chỉ có các văn bản hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ đối với các loại cây trồng, vật nuôi thông thường như: Lúa, ngô, đậu tương, cây lâm nghiệp... còn về cây dược liệu, cụ thể là cây thảo quả thì chưa có văn bản nào của Trung ương, cũng như của tỉnh hướng dẫn.

Trước thực trạng trên, ngày 1.8.2016, Sở Nông nghiệp – PTNT đã có văn bản trình UBND tỉnh về việc đề xuất mức hỗ trợ diện tích cây thảo quả bị thiệt hại do thiên tai, áp dụng theo định mức hỗ trợ cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm theo Quyết định số 49/2012/QĐ – TTg ngày 8.11.2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đối với diện tích bị thiệt hại từ 30%-70%, định mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/ha; đối với diện tích bị thiệt hại từ trên 70%, định mức hỗ trợ là 4 triệu đồng/ha.

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp – PTNT; căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hai do thiên tai, dịch bệnh, ngày 19.8.2016, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1914/QĐ - UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn ký về việc ban hành định mức hỗ trợ tạm thời đối với diện tích cây thảo quả bị thiệt hại do rét đậm, rét hại đầu năm 2016 để làm căn cứ thực hiện hỗ trợ từ ngân sách địa phương cho diện tích bị thiệt hại. Cụ thể: Đối với diện tích bị thiệt hại từ 30%-70%, định mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/ha; đối với diện tích bị thiệt hại từ trên 70%, định mức hỗ trợ là 4 triệu đồng/ha. Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Sở Nông nghiệp – PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các huyện, thành phố đảm bảo chính xác, đúng quy định. Theo Quyết định của UBND tỉnh, thì số tiền từ ngân sách của tỉnh hỗ trợ cho diện tích cây thảo quả bị thiệt hại trong đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2016 lên đến gần 21 tỷ đồng. Theo lãnh đạo Sở Tài chính thì số tiền này đã được chuyển cho các huyện, thành phố để hỗ trợ cho nhân dân.

Với sự tích cực của các sở, ngành, sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của UBND tỉnh nhằm kịp thời hỗ trợ cho nhân dân nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, việc giải ngân hỗ trợ cho nhân có thảo quả bị thiệt hại gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Tại huyện Vị Xuyên, một trong những địa phương có diện tích cây thảo quả lớn nhất tỉnh, đồng chí Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Huyện Vị Xuyên có diện tích thảo quả dưới tán rừng bị thiệt hại lên đến gần 2.460 ha của 2.254 hộ, sống tại 7 xã: Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Phương Tiến, Cao Bồ, Quảng Ngần và Thượng Sơn. Trong đó có trên 615 ha có mức thiệt hại từ 30%-70% và trên 1.844 ha thiệt hại trên 70%. Hiện huyện đã chuyển kinh phí về các xã để hỗ trợ nhân dân, tuy nhiên theo khảo sát, kiểm tra mới đây của các phòng, ban chức năng, các xã có cây thảo quả thì ở thời điểm hiện tại cây thảo quả đã mọc mầm và sinh trưởng trở lại, do đó huyện đã chỉ đạo các xã dừng việc giải ngân hỗ trợ cho bà con để rà soát kiểm tra lại và có hình thức hỗ trợ khác...

Còn tại thành phố Hà Giang, có 5 thôn vùng cao của 2 xã Phương Thiện và Phương Độ bị thiệt hại 385,56 ha thảo quả, trong đó có 337,56 ha bị thiệt hại 100%. Hiện thành phố Hà Giang cũng chưa thể giải ngân cho bà con được với lý do: Diện tích thảo quả bị thiệt hại nhân dân báo với chính quyền lớn hơn diện tích hiện có. Đồng chí Nguyễn Thị Út, Trưởng phòng Kinh tế thành phố cho biết: Hiện cán bộ của Phòng đang phối hợp với các xã, thôn kiểm tra, thống kê, đánh giá lại mức độ, diện tích thiệt hại để có phương án hỗ trợ, tuy nhiên cũng gặp rất nhiều khó khăn do diện tích thảo quả của bà con trải rộng, lại sống dưới tán rừng của những triền núi cao, trong khi lực lượng mỏng nên tiến độ cũng không thể nhanh được...

Để những cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh sớm đến với bà con khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định sản xuất, ngoài sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự tích cực của các ngành, các địa phương, rất cần sự chia sẻ, đồng thuận của người dân.

VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tham gia góp ý về các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu; chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn Hà Giang

LTS: Ngày 12.10.2015, HĐND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-HĐND về việc thực hiện tham vấn về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa; chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu; chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa Hà Giang. Để hoàn thiện các chính sách nêu trên phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương, Báo Hà Giang đăng toàn văn 3 dự thảo của HĐND tỉnh về thực hiện các chính sách nêu trên tới toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh biết và tham gia ý kiến.

30/10/2015
Đồng Văn nỗ lực cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

BHG - Xác định phát triển chăn nuôi là một trong hướng đi chính,  nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là thế mạnh của địa phương. Trong những năm gần đây, huyện Đồng Văn đã triển khai nhiều giải pháp gắn với việc lồng ghép, vận dụng linh hoạt các chương trình, chính sách mới nhằm phát triển đàn gia súc.

30/09/2016
Động lực cho người dân Bắc Mê phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa

BHG- Xác định các chính sách được quy định trong Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND ngày 10.12.2015 của HĐND tỉnh (Nghị quyết 209) chính là động lực mạnh mẽ để nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa; nên trong thời gian qua, UBND huyện Bắc Mê đã và đang tích cực đẩy mạnh tiến độ thực hiện các nội dung của nghị quyết. 

30/06/2016
"Dồn điền - đổi thửa",chủ trương hợp lòng dân ở Quang Bình

BHG- Trong những năm qua, huyện Quang Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực KT-XH; sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển toàn diện, cơ cấu cây trồng chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đất canh tác từng bước được nâng cao. 

30/03/2016