Cẩn trọng khi sử dụng nấm “Ngọc cẩu”

18:57, 12/11/2014

HGĐT- Thời gian qua, nhiều báo mạng, trang mạng loan tải thông tin trên dãy núi Tây Côn Lĩnh có loại nấm Tỏa dương hay còn gọi là “Ngọc cẩu”, được mệnh danh “biệt dược” với nhiều công dụng, nhất là đối với phái mạnh. Từ thông tin đồn thổi, khiến không ít người từ Hà Giang, Hà Nội và nhiều tỉnh săn tìm, tạo nên “cơn sốt” khai thác, mua, bán loài nấm này. Trước nhu cầu thị trường, tại các huyện Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, không ít người dân đã lên rừng tận thu loài nấm này.



Nấm “Ngọc cẩu” được khai thác và bán tràn lan tại một số tuyến phố chính trên địa bàn thành phố Hà Giang.

Khoảng từ tháng 10 vừa qua, khi “cơn sốt” mới bắt đầu, giá của loài nấm này lên đến 2 triệu đồng/kg. Về sau, khi nấm được ồ ạt tung ra thị trường, giá hạ xuống mức 800 ngàn đồng, rồi xuống mức khoảng 200 ngàn đồng/kg như hiện nay. Thực tế, có không ít người nghe lời đồn thổi đây là loại thuốc bổ dương “đặc biệt” dành cho cả phái mạnh và phái yếu, hay là thuốc “tan cửa nát nhà” đã không tiếc tiền mua nấm về sử dụng theo nhiều cách khác nhau mà chưa thực sự biết rõ “Ngọc cẩu” có lợi, hại như thế nào đối với người sử dụng.


Theo thông tin từ mạng internet: “Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm. Thân có màu đỏ nâu sẫm. Nấm “Ngọc cẩu” có mặt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, gồm: Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang... Nấm được sử dụng trong các bài thuốc bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương, tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh... Không chỉ có tác dụng với phụ nữ, với đàn ông, loài nấm này chính là thần dược. Tuy nhiên, cũng có nguồn tin trái chiều cho rằng, nấm “Ngọc cẩu” không có nhiều tác dụng như nêu trên. So với các loại thảo dược có tác dụng bổ dương khác như ba kích, dâm dương hoắc... thì tác dụng này của nấm “Ngọc cẩu” cũng chỉ ở mức độ vừa phải, nếu như không muốn nói là khiêm tốn. Đồng thời, nếu không sử dụng đúng cách còn có thể bị độc hại.


Trước thông tin khác nhau về tác dụng của nấm “Ngọc cẩu”, người tiêu dùng chớ nên vội vàng mua, sử dụng, cần có sự cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe của mình. Về phía ngành Y tế, cần có sự đánh giá và đưa ra khuyến cáo về tác dụng của loại nấm này. Đồng thời, chính quyền các địa phương cần có biện pháp quản lý trước tình trạng người dân lên rừng khai thác nấm một cách bừa bãi như hiện nay.


Tuấn Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

10 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm
HGĐT- Theo báo cáo của Chi cục ATVSTP, trong 10 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 30 người mắc; trong đó, 7 trường hợp tử vong. Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc chủ yếu là do độc tố tự nhiên, đặc biệt là ngộ độc do ăn phải quả rừng và bánh ngô bị mốc...
29/10/2014
Huyện Quang Bình: Nỗ lực tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS
HGĐT- Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ngăn chặn, việc lây truyền căn bệnh này. Những năm qua, huyện Quang Bình đã có nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả góp phần đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư.
29/10/2014
Triển khai Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và sơ kết 1 năm Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
HGĐT- Ngày 29.10, Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống TPTNXH & phong trào toàn dân BVANTQ tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 1008/QĐ-TTg, ngày 20.6.2014 của Thủ tướng Chính phủ và sơ kết 1 năm chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Dự hội nghị có đồng chí Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế, Phó BCĐ, các ngành thành viên BCĐ…
29/10/2014
Xã Đông Minh 3 năm liền không có trường hợp sinh con thứ 3
HGĐT- Lâu nay, vấn đề sinh con thứ 3 ở các huyện vùng cao luôn khó giải quyết. Thế nhưng, nhận thức được sự khó khăn của việc sinh đông con, nhà nghèo; người dân ở xã Đông Minh (Yên Minh) đã thực hiện tốt việc kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), giữ vững thành tích 3 năm liền không có người sinh con thứ 3, một tỷ lệ sinh thấp nhất huyện.
28/10/2014