Tác nghiệp nơi vùng lũ Giáp Trung

08:14, 20/06/2013

HGĐT- 5 giờ sáng ngày thứ 7 (23.6.2012), chuông điện thoại kêu liên hồi, phía đầu dây bên kia, giọng đồng chí Chánh văn phòng UBND huyện Bắc Mê hớt hải: “Em ơi, đêm qua lũ quét trên diện rộng, chưa thống kê được thiệt hại nhưng nhiều vùng đang bị cô lập, chưa thể tiếp cận được...”. Nhận được thông tin lũ quét, tôi lập tức báo cáo lãnh đạo phòng, chuẩn bị đồ nghề và lập tức lên đường về nơi vùng lũ.


Quốc lộ 34 bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn đường vẫn đang bị tắc; thỉnh thoảng, một vài vệt đất vẫn tiếp tục rơi xuống bất ngờ gây nguy hiểm cho người đi đường. Lần đầu tiên, tôi điều khiển chiếc xe máy đi qua những vũng bùn, đất trơn trượt như thế và không tránh khỏi những cú trượt bánh xe.

 


Phóng viên Biện Luân tác nghiệp tại vùng lũ quét Giáp Trung.Ảnh: PV


Mất hơn 2 tiếng để vào được đến huyện. Quãng đường gần 10 km từ trung tâm huyện vào xã Giáp Trung đã biến thành sông bùn, mọi phương tiện đều không thể đi lại được. Tôi bỏ lại xe máy, những vật dụng không cần thiết, rồi cùng đoàn cán bộ của huyện “dò đường” vào vùng lũ. Cái nắng sau mưa càng lúc càng gắt gỏng, cắn da; phía dưới, đôi chân trần bị trầy xước vì bị lớp đá trôi từ mỏ quặng xuống cứa ngang, bỏng rát. Anh cán bộ Trung tâm y tế huyện trên vai lỉnh kỉnh đủ thứ đồ nghề, thuốc men vẫn nhoẻn miệng động viên: “Cố lên cô nhà báo ơi, chưa bao giờ phải chân đất dò đường như thế này phải không; ở trong vùng rốn lũ, bà con bị trôi hết nhà cửa, chúng ta phải vào với bà con thôi...”; rồi chẳng ai nói gì, mọi người đều quyết tâm đi. Bùn, đất ngập quá đầu gối, tôi phải gồng mình lên để bước đi, vừa phải quan sát, chụp ảnh, lấy thông tin những người dân gặp trên đường... Hộp sữa uống vội buổi sáng đã sạch trơn; đói và mệt lả.

 

Vùng lũ không điện, nước, sóng điện thoại; những ngôi nhà trơ lại vài cái cộtvì bị lũ cuốn, người dân cố tìm kiếm những gì còn sót lại, trẻ con khóc gào vì đói. Đoàn công tác chia vội những thùng mì tôm cho người dân, đến thăm hỏi những nhà bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Quá trưa, đoàn dừng chân bên gốc cây cạnh suối, tôi ăn vội gói mì tôm sống, uống nốt ngụm nước mang theo còn lại rồi tiếp tục đi... Một ngày trong vùng lũ, vừa đi vừa tác nghiệp, tôi gặp rất nhiều trở ngại, có những thế đứng muốn có được khuôn hình đẹp, đặc tả được sự tàn phá nặng nề của cơn lũ, tôi phải nhờ người giữ chân để không bị trượt ngã theo vết lở của núi. Tối đến, nhiều người trong đoàn cán bộ của huyện ở lại với người dân để khắc phục hậu quả, nghĩ đến quãng đường dài vừa vượt qua, tôi chợt sợ hãi nhưng phải quyết tâm trở ra trung tâm huyện mới có điện, sóng 3G để gửi tin, ảnh về cơ quan kịp thời cho số báo ngày mai. Lãnh đạo huyện Bắc Mê ái ngại: “Sắp tối rồi nhà báo ơi, đường này không ra kịp huyện đâu, nguy hiểm lắm...”, nhưng tôi vẫn quyết tâm ra huyện để làm việc. Một số đồng chí cán bộ được cử đi về cùng phóng viên, đồng thời về huyện để báo cáo tình hình thiệt hại với cấp trên. Con đường về không qua đường cũ, chúng tôi len lỏi theo đường mòn giữa rừng, băng qua nhiều quả đồi vắng ngắt, nhiều đoạn đường bị sạt lở, chắn lối, chỉ còn cách bám vào rễ cây, chân người đi sau dò theo vết chân người đi trước; lầm lũi đi trong cơn mưa xối xả; chỉ được manh áo mưa nhỏ, tôi dành phần lớn bảo vệ máy ảnh, đồ nghề mang theo, để người ướt sũng.

 

8 giời tối, đoàn chúng tôi cũng “dò dẫm” về đến trung tâm huyện. Nghe tin, lãnh đạo huyện Bắc Mê đang họp khẩn bàn giải pháp khắc phục thiệt hại mưa lũ, tôi đến ngay để nắm thông tin. Họp xong, khuya, đi ăn vội bánh cuốn, về phòng nghỉ đã mệt rã rời, chỉ muốn ngủ thật nhiều, nhưng công việc chỉ mới xong một nửa và tôi vội mở máy tính làm việc. Phóng sự ảnh “Bắc Mê: Lũ quét gây thiệt hại nặng về người và tài sản” được gửi ngay về báo điện tử; tiếp đó là bài ghi chép “Ghi từ vùng lũ quét Giáp Trung”. Viết xong, gửi bài về cơ quan, chẳng biết kim đồng hồ đã chỉ đến mấy giờ sáng, tôi ngủ vùi trong mớ máy móc, tài liệu, áo quần hỗn độn.

 

Chuyến tác nghiệp vùng lũ thực sự khiến tôi gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là một phóng viên nữ, nhưng vì lòng yêu nghề, vì mong muốn sớm có được những hình ảnh chân thực nhất về sự tàn phá khốc liệt của trận lũvà cuộc sống hiện tại của người dân vùng lũ quét gửi đến đông đảo công chúng bạn đọc nên tôi đã không ngần ngại hiểm nguy, gian khổ. Qua những bức ảnh ấy, bài viết ấy, nhiều tập thể, cá nhân, nhà hảo tâm... đã cùng chung tay, chia sẻ với người dân vùng lũ. Đi vội vã;ăn, uống vội vã, tắm vội vã, đến giấc ngủ cũng vội vã... nhưng chuyến đi về vùng lũ thực sự để lại trong tôi nhiều kỷ niệm sâu sắc, nhiều bài học quý làm hành trang cho con đường, sự nghiệp báo chí về sau.


SÔNG GÂM

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đạo đức nghề làm báo đòi hỏi sự khiêm tốn và cầu thị
HGĐT- Làm nghề gì chẳng có chuyện vui, chuyện buồn, riêng nghề báo cũng vậy, đầy ắp những chuyện vui, nhưng cũng không ít những chuyện buồn. Hy vọng những chuyện tôi ghi lại sau đây sẽ là những bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình và những người đang làm báo. Bởi đạo đức nghề làm báo đòi hỏi sự khiêm tốn và cầu thị.
20/06/2013
Nghị quyết 30a - “nhọc nhằn” đường về đích
HGĐT- Nghị quyết 30a đến với người dân 6 huyện nghèo của tỉnh đã thổi luồng sinh khí mới, từng bước tạo ra sự thay đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thế nhưng, sau một thời gian triển khai, nhiều chính sách đã bộc lộ bất cập, một số chỉ tiêu kết quả đạt rất thấp... Điều này cho thấy, nếu không có giải pháp kịp thời, các huyện 30a khó hoàn thành mục tiêu giảm nghèo
19/06/2013
Xét duyệt kết quả rà soát thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi
HGĐT- Chiều 17.6, Hội đồng tư vấn (HĐTV) xét duyệt thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã thuộc vùng dân tộc và miền núi (DT&MN) của tỉnh tổ chức Hội nghị xét duyệt thôn ĐBKK, xã thuộc vùng DT&MN giai đoạn 2012-2015. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐTV xét duyệt thôn ĐBKK, xã thuộc vùng DT&MN của tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội
19/06/2013
Nhân thêm những ngôi nhà Đại đoàn kết
HGĐT- Ngồi trong ngôi nhà 3 gian mới dựng, chị Vàng Mí Dình, dân tộc Mông, thôn Tùng Lùn, xã Lùng Tám (Quản Bạ) không giấu nổi niềm vui. Nhà dột nát, chật hẹp là những gì gia đình chị Dình đã phải trải qua trong nhiều năm qua. Nay được sự quan tâm của Nhà nước, gia đình chị đã có chỗ ở mới giúp gia đình chị yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
18/06/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.