Đạo đức nghề làm báo đòi hỏi sự khiêm tốn và cầu thị

08:12, 20/06/2013

HGĐT- Làm nghề gì chẳng có chuyện vui, chuyện buồn, riêng nghề báo cũng vậy, đầy ắp những chuyện vui, nhưng cũng không ít những chuyện buồn. Hy vọng những chuyện tôi ghi lại sau đây sẽ là những bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình và những người đang làm báo. Bởi đạo đức nghề làm báo đòi hỏi sự khiêm tốn và cầu thị.



Các nhà báo tác nghiệp tại cơ sở.


Có nhà báo đến công tác tại một địa phương hay một cơ quan, doanh nghiệp nào đó, vốn tôn trọng và quý mến báo chí, nhà báo được đón tiếp thịnh tình, đôi khi còn có quà cáp, phong bì đem về. Thế là trong lúc chạm cốc “trăm phần trăm” nhà báo cao hứng tuyên bố: “Trong số báo ngày mai, ngày kia sẽ có bài về địa phương, cơ quan ta, hoặc trên trang 1 sẽ có bài, ảnh của tôi viết về các anh, chị. Đôi khi những tuyên bố xanh rờn ấy trở thành hiện thực, thì lần sau nhà báo lại được thể bốc giời. Nhưng lời tuyên bố ấy lại tan thành mây khói, bởi lẽ Ban lãnh đạo của tờ báo đó đâu có biết hoàn cảnh ra đời của những lời “tuyên bố” ấy. Thế là địa phương, cơ quan nọ cứ thấp thỏm chờ đợi. Còn nhà báo có lời tuyên bố ấy, nếu có lòng tự trọng thì phải cạch đến già, không dám vác... miệng đến địa phương, đơn vị đó nữa. Cũng có nhà báo “cao thủ” hơn, “dạn dĩ” hơn thì giải thích bừa rằng, “Vì có chương trình đột xuất”, tuần này có “nhiều chuyên trang”, “chuyên mục”... nên tuần tới tớ “quyết cho đăng”. Có những địa phương, cơ quan đã ăn phải những cú... ngoạn mục như thế.

 

Nghề nghiệp và đạo đức nghề báo đòi hỏi sự khiêm tốn, cầu thị. Uy tín của nhà báo là tự thân vận động thông qua hoạt động nghề nghiệp. Độc giả biết đến nhà báo là thông qua tác phẩm của họ. Thế nhưng cũng có những nhà báo lại thích mượn danh để hù dọa, hoặc thích đi vay mượn uy tín, bằng cách làm chẳng mấy hay ho nhưng ra oai cái gì ta cũng hiểu biết. Xin được kể dưới đây một vài ví dụ: Có nhà báo đến làm việc việc với lãnh một đạo cơ quan nào đó, đang làm việc nhà báo nọ liền “xin phép” gọi nhờ máy điện thoại... đến một đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. Tưởng có chuyện gì khẩn cấp, hóa ra, chỉ thông báo cho đồng chí ấy biết rằng: Anh ta đang làm việc với vị lãnh đạo cơ quan này, rằng đang phát hiện ra vấn đề này, vấn đề kia... Nhà báo ấy làm vậy, để nói với thủ trưởng cơ quan ấy rằng ta rất thân, rất gần gũi với đồng chí ấy, liệu mà làm việc. Để nói rằng, ta có uy tín rất lớn, là “bầu bạn” với cả thượng cấp của anh đấy, chứ chả phải nhà báo lèng phèng đâu. Thật là, ở đời có hay gì cái thói mượn oai hùm dọa người yếu bóng vía. Còn những người đàng hoàng, đĩnh đạc, họ chỉ để lại cho nhà báo đó một cái nhìn... khinh thị.

 

Trong cơ chế thị trường như hiện nay đã xuất hiện nhiều trường hợp, nhà báo “phong bì”, nhớ lại thời xưa cách đây 20 năm khi tôi bước chân vào nghề có “khẩu hiệu” “đâu có họp là ta cứ đi”, thì bây giờ “đâu có gì thì ta mới đến”. Có trường hợp có cơ quan nọ cử phóng viên đi dự các cuộc họp của những ngành thuộc khối VH-XH, khối đoàn thể thì anh phóng viên nọ lại bảo:“Thôi để anh em khác đi” rất...chân thành. Còn nếu là họp ở Khối kinh doanh, doanh nghiệp thì chưa có giấy mời đã thấy phóng viên “báo cáo” với lãnh đạo rằng sẽ có... cuộc họp ấy vào ngày mai, ngày kia, em đã được thủ trưởng cơ quan ấy mời trực tiếp thế, phải là em chứ không phải người khác. Vấn đề này bạn đọc có cho là hiện tượng lạ không, chắc là không, bởi cái khối VH-XH thì chỉ có vỗ tay đèn đẹt hoan nghênh, còn khối kia thì... khỏi phải nói.

 

Lại có trường hợp, nhà báo nọ “chơi thân” với thủ trưởng một cơ quan kinh tế, mà nguồn ngân sách giót vào “như nước”, thế là kịp thời tiếp cận và gắn bó “lâu dài”. Việc nhà báo thân thiết với ai đó, thế nào là chuyện bình thường. Nhưng ở đây lại là một động thái khác. Cứ mỗi lần thấy nhà báo đó xuất hiện ở cửa cơ quan là lập tức anh em cán bộ, CNVC cơ quan kinh tế ấy đều tỏ ra khó chịu, bực bội: “Tay ấy lại đến vòi vĩnh gì đây, cơ quan ta có một chủ nợ”, chỉ có một, vài người thân cận cố ý chiều thủ trưởng là vồn vã đón tiếp. Nhà báo ấy hoàn toàn hiểu điều đó, nhưng với cách nhìn của nhà báo nọ lại tỏ ra kênh kiệu: “Ta chơi với thủ trưởng của các người, chứ các người ta không thèm chấp”. Tôi xin không bình luận gì, chỉ có điều buồn cho những người làm báo là con sâu làm hỏng cả nồi canh ngon vậy...

 

Nhà báo cũng là một người bình thường trong xã hội, cũng phải ăn, phải uống, phải hít thở khí trời mới sống được. Mọi sinh hoạt khác cũng vậy, chỉ có điều do bản chất nghề nghiệp, nhà báo thường phải rèn luyện tính tự chủ, tự kìm chế, ngay cả trong lúc vui vẻ nhất. Không phải không có những nhà báo quên đi điều “kiêng kị” này, khi ở bên cạnh những lon, chai có nồng độ cao, và lại có người đẹp cổ vũ nữa. Đến dự tổng kết một số đơn vị, bao giờ cũng có “phần ba”, đến cái phần ấy, cả chủ và khách đều vui, miệng vui, tay vui, trăm phần trăm, trăm liên tục. Có anh nhà báo nọ cũng tỏ ra cao thủ không kém ai, xứng vào hàng đại ca, thế là cuối buổi bao nhiêu chuyện xảy ra, nào thì trả lại cho chủ 100% những thứ nhập môn, rượu bia nói thay, coi trời bằng vung, tài liệu về hội nghị sau cả tuần chưa nhớ ra mà viết...

 

Những điều mà trong gần 20 năm làm báo mà tôi thấy được, nói ra không phải là để nói xấu nghề mà mình đang làm, không phải bêu xấu đồng nghiệp, vì đó chỉ là hạt sạn trong bát cơm ngon mà mọi người vẫn gặp.. Dám nói những điều trong nghề mình đang làm là vì để mình còn phải tiếp tục rèn luyện, tu dưỡng, bởi nghề báo là một nghề đặc trưng không giống nghề nào khác, nếu như không có bản lĩnh.


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghị quyết 30a - “nhọc nhằn” đường về đích
HGĐT- Nghị quyết 30a đến với người dân 6 huyện nghèo của tỉnh đã thổi luồng sinh khí mới, từng bước tạo ra sự thay đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thế nhưng, sau một thời gian triển khai, nhiều chính sách đã bộc lộ bất cập, một số chỉ tiêu kết quả đạt rất thấp... Điều này cho thấy, nếu không có giải pháp kịp thời, các huyện 30a khó hoàn thành mục tiêu giảm nghèo
19/06/2013
Xét duyệt kết quả rà soát thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi
HGĐT- Chiều 17.6, Hội đồng tư vấn (HĐTV) xét duyệt thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã thuộc vùng dân tộc và miền núi (DT&MN) của tỉnh tổ chức Hội nghị xét duyệt thôn ĐBKK, xã thuộc vùng DT&MN giai đoạn 2012-2015. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐTV xét duyệt thôn ĐBKK, xã thuộc vùng DT&MN của tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội
19/06/2013
Nhân thêm những ngôi nhà Đại đoàn kết
HGĐT- Ngồi trong ngôi nhà 3 gian mới dựng, chị Vàng Mí Dình, dân tộc Mông, thôn Tùng Lùn, xã Lùng Tám (Quản Bạ) không giấu nổi niềm vui. Nhà dột nát, chật hẹp là những gì gia đình chị Dình đã phải trải qua trong nhiều năm qua. Nay được sự quan tâm của Nhà nước, gia đình chị đã có chỗ ở mới giúp gia đình chị yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
18/06/2013
Ngày hội Prudential tại thành phố Hà Giang
HGĐT- Ngày 16.6, tại Thành phố Hà Giang, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential đã tổ chức chương trình tri ân khách hàng.
17/06/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.