Tính hiện thực, khách quan trong báo chí

17:45, 17/06/2011

HGĐT- Hiện thực, khách quan là thể hiện tính chân thực của sự vật... ngoài yếu tố chủ quan của con người. Ở góc độ xã hội nó phản ánh bộ mặt thực của xã hội, là yếu tố rất quan trọng để nhận biết xã hội đang phát triển ở mức độ nào.


Phản ánh đúng hiện thực, khách quan sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Nếu phản ánh không đúng, chẳng những không góp phần cải tạo xã hội phát triển, mà còn làm chậm sự phát triển của xã hội. Bất cứ vai trò vị trí của đối tượng nào trong xã hội, đều phải coi trọng hiện thực, khách quan. Đối với báo chchistinhs hiện thực, khách quangiữ một vai trò rất quang trọng.


Lê nin đã từng nói: Vai trò, chức năng của báo chí là tuyên truyền tập thể, tổ chức tập thể, cổ động tập thể. Như vậy trong tuyên truyền, tổ chức, cổ động của báo chí không chỉ đưa thông tin đến mọi người, mọi cấp, mọi ngành những chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mà nhiệm vụ của báo chí còn góp phần giáo dục, cổ vũ động viên; phản hồi ý kiến của nhân dân đến với Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội... trên cơ sở hiện thực, khách quan.


Trong những năm qua, nhất là trong gần 25 năm đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, báo chí nước ta đã có những đổi mới to lớn, hòa nhập với phát triển của nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, thật sự là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần quan trọng tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân; động viên, khích lệ nhân dân hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, báo chí đã phát huy được vai trò, chức năng của mình trong góp phần đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động quốc tế chống phá Đảng ta, nhân dân ta; đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực..., đưa nhiều vụ tham nhũng “xã hội đen” ra ánh sáng, lập lại trật tự, kỷ cương xã hội, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước và phẩm giá của con người lương thiện..., được Đảng, Nhà nước và nhân dân khen ngợi, ủng hộ.


Tuy nhiên, báo chí nước ta trong thời gian qua cũng còn những yếu kém, khuyết điểm. Nghị quyết Trung ương 5 khóa X đánh giá: Về vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí còn hạn chế, có nơi mờ nhạt, thụ động; phẩm chất, trách nhiệm, ý thức chính trị, năng lực chuyên môn của một số cán bộ lãnh đạo với những nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ và nhân dân giao phó.


Với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ, sự ủng hộ của các cấp chính quyền và nhân dân, có thể nói những năm qua Báo chí Hà Giang đã luôn cho thấy cơ quan báo chí chưa bảo đảm yêu cầu, một số người yếu kém, chưa được xử lý, thay thế kịp thời; đội ngũ phóng viên thiếu chọn lọc, đào tạo thiếu toàn diện; một bộ phận tư cách đạo đức kém, thậm chí hư hỏng...


Cốt lõi của những yếu kém, khuyết điểm trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ở một số tờ báo chưa tôn trọng tính hiện thực, khách quan, đưa tin còn chủ quan, quy nạp, hời hợt kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, thổi phồng hoặc bôi đen...


Không ai phủ nhận chức năng của báo chí là thông tin. Đã là thông tin thì phải nhanh, kịp thời và đúng. Nhiều tờ báo từ Trung ương xuống địa phương (báo in) và báo điện tử, tôi đã được đọc, thấy có một nhận xét chung là: bám sát sự kiện, sự việc, vấn đề... nói đủ, nói đúng, nói trúng. Nhưng cũng không ít có tờ báo quá coi trọng tính thời sự, mà không trọng tính hiện thực, khách quan, khi có sự việc đã vội vã đưa tin ngay; muốn tin của mình đến độc giả sớm nhất, ấn tượng nhất... thiếu kiểm tra nguồn tư liệu, thiếu thực tế... cho nên thông tin có thể sai một đôi chỗ, có tin sai một phần hoặc sai cả về định hướng, làm cho dư luận hoang mang, không biết tin như thế nào? Một số bài báo trên một số tờ báo ngành trung ương và báo địa phương, thời gian gần đây có phóng viên viết ra, đọc mới thấy tác giả như vừa ở trên trời rơi xuống, viết đại khái, chung chung, sai tên địa danh, sai tên nhân vật. Có những bài báo nói phóng đại, thổi phồng... tạo dựng bối cảnh, sự việc như thực, như được chứng kiến, nhưng thực chất phóng viên chỉ nghe người khác nói lại hoặc chép từ báo cáo, văn bản ra... (xin miễn được nêu tên cụ thể). Có một điều đáng nói, đúng hơn là chê trách ở một số tờ báo địa phương, đề tài tại địa phương, hoạt động tại địa phương, con người cũng ở điạ phương, nhưng phóng viên lại viết không đúng hiện thực, khách quan, bởi cái bệnh quan liêu của nhà báo.


Cuộc sống lao động, sản xuất, học tập, công tác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước, hàng ngày, hàng giờ đang diễn ra. Các mô hình tiên tiến, nhân tố mới, gương người tốt việc tốt có ở mọi chỗ, mọi lúc. Đó là những đề tài tốt để báo chí phản ánh. Bên cạnh những tấm gương tốt đó, chúng ta đã và đang phải chiến đấu với mặt trái của xã hội trong nền kinh tế thị trường, đó là nạn: tham nhũng, tiêu cực, tha hóa về đạo đức, lối sống... Báo chí phản ánh hiện thực, khách quan không chỉ nêu cái hay cái tốt mà cái xấu, cái dở cũng phải được nêu lấy đó làm bài học. Ví như ở một số tờ báo địa phương mà tôi có dịp trò chuyện với các đồng chí lãnh đạo báo, cho thấy việc tuyên truyền phản ánh hiện thực, khách quan về chống tiêu cực ở địa phương vài năm gần đây đã có hiệu quả rõ rệt. Trước đây, chuyện các báo địa phương đưa tin các vụ việc tiêu cực ở địa phương mình là rất hiếm, bởi có nhiều nguyên nhân... Nhưng nay, Trung ương Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ đã có những đổi mới về phương thức lãnh đạo, đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò của báo chí góp phần quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí từ trung ương xuống địa phương đã phát huy được sự sáng tạo, bám sát đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của địa phương, thông tin tuyên truyền bảo đảm đúng pháp luật, đã được các đồng chí lãnh đạo ủng hộ, tạo điều kiện cho báo chí phát triển, làm tốt chức năng công cụ của Đảng, Nhà nước phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Một số các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh, khi chúng tôi được trao đổi đều tỏ ý rất đồng tình với việc báo chí địa phương đấu tranh chống tiêu cực, và cho đó là “tham mưu” trung thành cho tỉnh để trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương có hiệu quả.

Từ thực tế cho thấy những năm qua, các tờ báo có uy tín, được đông đảo công chúng đón xem, hoan nghênh, hầu hết là có những bài báo viết bám sát hơi thở của cuộc sống nhân dân lao động, bám sát đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phản ánh thông tin cả hai chiều bảo đảm tính hiện thực, khách quan, có định hướng rõ nét, hướng cho tư tưởng, tình cảm người đọc, người xem tìm đến cái chân, thiện, mỹ. Vì vậy, người viết báo điều đầu tiên là phải tôn trọng nguyên tắc hiện thực, khách quan, “hành nghề trung thực, tôn trọng sự thật” như quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam . Có như vậy nhà báo mới sáng tạo nên những tác phẩm báo chí tốt như một rừng hoa muôn màu, muôn sắc, mà trong đó mỗi bông hoa vẫn lung linh...


ĐẶNG QUANG VƯỢNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Quản Bạ
HGĐT- Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm để XĐGN là nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, trong thời gian qua huyện Quản Bạ đã có những định hướng chỉ đạo sát sao, cụ thể trong triển khai thực hiện những nội dung, mục tiêu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã đề ra.
17/06/2011
Phát động chiến dịch thanh niên tình nguyện hè
HGĐT- Ngày 16.6, tại xã Tùng Vài (Quản Bạ), Huyện đoàn Quản Bạ tổ chức phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2011.
17/06/2011
Dấu ấn những công trình: Dấn thân vì cộng đồng
Thanh niên tình nguyện đang dấn thân vào nơi gian khó để giúp người dân chống hạn, trồng rừng gây quỹ, xoá đường đất, cầu khỉ...Hàng loạt Công trình thanh niên vì an sinh xã hội đang âm thầm mọc lên ở mọi miền Tổ quốc.
16/06/2011
Mèo Vạc tập trung khắc phục tuyến đường đi 3 xã biên giới bị sạt lở
HGĐT - Địa bàn 3 xã biên giới của huyện Mèo Vạc gồm Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vỹ nằm cách trung tâm huyện lỵ khoảng chừng gần 50 km, nhưng giao thông đi lại rất khó khăn. Mặc dù hiện nay con đường này đã và đang được nâng cấp cải tạo nhưng việc đi lại của nhân dân vẫn chưa được cải thiện.
15/06/2011